Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cổ phiếu ngân hàng, hàng không là hai nhóm chịu ảnh hưởng mạnh từ yếu tố thông tin bất ngờ phiên này. Đà tăng giá đột ngột khựng lại vì nhà đầu tư bối rối không biết các thông tin mới xuất hiện sẽ ảnh hưởng như thế nào. Kỳ vọng vừa nhen nhóm đột ngột bị dội gáo nước lạnh.
Thông tin bất ngờ đầu tiên là việc kế hoạch bay trở lại của các hãng hàng không sau ngày 16/4 có nguy cơ tan thành mây khói. Tối muộn hôm qua (13/4), Cục Hàng không Việt Nam đã gửi thông báo khẩn yêu cầu các hãng hàng không chỉ được phép mở bán các chuyến bay cho giai đoạn từ 16/4 sau khi được Cục cấp phép bay.
Trước đó, cổ phiếu hàng không với đại diện là HVN, VJC, ACV đã có một nhịp tăng giá bùng nổ mấy ngày qua khi xuất hiện thông tin bắt đầu bán vé để sẵn sàng thực hiện các chuyên bay thương mại bình thường sau khi kết thúc lệnh cách ly. VJC chỉ trong 3 phiên tính đến hôm qua đã tăng giá gần 16,9%; HVN còn có tới 2 phiên kịch trần liên tiếp và tăng 3 phiên 18,9%. ACV cũng tăng được hơn 14% giá trị.
Thông tin khẩn tối qua đã khiến các nhà đầu tư tranh nhau chốt lời nhóm cổ phiếu hàng không trong phiên hôm nay. Dĩ nhiên áp lực bán lớn trước hết là do mức tăng giá ngắn hạn rất cao ở cổ phiếu, nhưng tác động từ thông tin cũng góp phần đẩy nhanh hơn quá trình này. VJC xuất hiện một cú rơi thẳng đứng tới -5,36% so với tham chiếu ngay vài phút sau khi mở cửa. HNV chậm hơn nhưng giảm liên tục và tạo đáy lúc 1h5’ với mức giảm khoảng 6,58%. ACV cũng có cú hẫng -4,25%...
Các cổ phiếu này sau đó cũng cân bằng hơn nhưng vẫn không thoát được áp lực chốt lời. VJC đóng cửa giảm 2,51%, HVN giảm 0,42%, ACV giảm 1,84%.
Nhóm cổ phiếu thứ hai chịu tác động sốc bất ngờ về thông tin là ngân hàng. Lần này là thông tin từ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú được trích dẫn trên báo chí rằng những ngân hàng thương mại có vốn của Nhà nước năm nay dứt khoát phải giảm khoảng 40% lợi nhuận. Ví dụ Vietcombank năm ngoái đạt khoảng 22.000 tỷ tiền lãi thì năm nay phải giảm 30-40%, tức đóng góp ít nhất 8.000 tỷ dành cho vấn đề hạ lãi suất.
Thực ra nguy cơ ngân hàng giảm lợi nhuận không phải là mới vì khi phải giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ, giãn nợ cho doanh nghiệp, nghĩa là ngân hàng phải chịu phần thiệt. Tuy nhiên con số giảm 30-40% lợi nhuận thì có thể gây sốc cho nhà đầu tư.
Cổ phiếu ngân hàng trong nhịp hồi hiện tại thuộc nhóm tăng tốt nhất vì xu hướng chung khi kích thích thời khủng hoảng, cổ phiếu tài chính ngân hàng phản ứng rất mạnh. Hôm nay các mã ngân hàng đồng loạt bị tác động từ thông tin nói trên, dù mức độ và thời gian có khác nhau.
Chẳng hạn VCB lao dốc rất mạnh trong buổi sáng và ít phút đầu tiên trong buổi chiều. Mức giảm sâu nhất của cổ phiếu này là tới 4,24%. CTG cũng “sấp mặt” đến gần 1h10, giảm tối đa tới 4,08%. BID không kém, giảm 3,63%... Các mã này cũng phục hồi lại về cuối phiên nhưng vẫn giảm khá sâu: VCB giảm 1,27%, CTG giảm 2,04%, BID giảm 1,75%.
Điều bất ngờ là các cổ phiếu của ngân hàng không được nhắc tên (ngân hàng không có vốn nhà nước) lại chịu tác động không nhiều. VPB cũng có lúc chao đảo khi các mã nói trên sụp mạnh, nhưng vẫn vững vàng trên tham chiếu. Đến cuối phiên VPB còn phục hồi lại mức giá tăng kịch trần. STB cũng tăng 1,33% lúc đóng cửa, MBB tăng 0,95%, TCB giảm nhẹ 0,29% hay như SHB, ACB không thay đổi.
Việc các cổ phiếu chao đảo trong phiên giao dịch là bình thường, nhưng hôm nay thông tin đóng vai trò rất lớn vì đều là các thông tin ngược gây bất ngờ, bất lợi. Cổ phiếu nói riêng và thị trường nói chung đang phục hồi chủ đạo dựa trên hi vọng mọi thứ sẽ tốt lên theo thời gian và cái xấu nhất đã qua. Các yếu tố vĩ mô hay con số thống kê vẫn chưa tích cực đủ để hỗ trợ mức tăng vài chục phần trăm về giá như vậy. Do đó các thông tin bất ngờ rất dễ tạo phản ứng đột ngột.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.