Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hàng không là lĩnh vực chịu rất nhiều ảnh hưởng của việc “cách ly xã hội”. Các chuyến bay quốc tế đã đình chỉ, còn nội địa, từ 31/3 đã có quyết định giảm tần suất bay. Đối với các hãng hàng không, dòng tiền chủ yếu đến từ thu vé khách hàng theo chuyến. Vì vậy hạn chế bay nghĩa là “đứt” dòng tiền.
Hiện tại việc hạn chế bay được ấn định trong 15 ngày đầu tháng 4/2020 do chỉ thị cách ly xã hội của Chính phủ. Hôm nay đã là ngày 10/4, tức là việc giảm tần suất này chỉ còn kéo dài hơn tuần nữa, nếu không có gì thay đổi.
Thị trường đã nhanh chóng tìm thấy câu chuyện riêng với kỳ vọng sự thay đổi khi lệnh cách ly kết thúc đúng hạn. Các cổ phiếu hàng không như HVN, VJC ngay lập tức được chú ý trong phiên hôm nay và đồng loạt tăng kịch trần. ACV, cổ phiếu của Tổng công ty Cảng hàng không cũng tăng 7,52%.
Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, HVN trong 3 tháng đầu năm 2020 thiệt hại nặng nhất với số lỗ 2.382 tỉ đồng. ACV giảm lợi nhuận trong quý 1/2020 là 586 tỉ đồng. Trong số các hãng hàng không còn đang khai thác nội địa, HVN là hãng có tần suất khai thác lớn nhất trong giai đoạn hạn chế này với 30/30 chuyến đến Đà Nẵng và 20/30 chuyến chặng Hà Nội – Tp.HCM và ngược lại.
Trong khi đó, Vietjet mất toàn bộ đường bay đến Đà Nẵng và chỉ được khai thác đường bay Hà Nội – Tp.HCM và ngược lại với tần suất 3 ngày 1 chuyến; tương đương 5 chuyến khứ hồi cho cả giai đoạn hạn chế bay. Tần suất khai thác của Vietjet trong giai đoạn này là tương đương với Bamboo Airways và Jetstar Pacific.
Chính vì vậy, nếu các hãng hàng không được vận hành bình thường trở lại, các khó khăn sẽ giảm bớt, dù còn lâu mới có thể trở lại mức độ bình thường vì nhu cầu đi lại dự báo vẫn sẽ thấp. Người dẫn vẫn sẽ hạn chế đi lại và đi du lịch, hạn chế chi tiêu. Tuy nhiên chỉ riêng việc mở lại các đường bay cũng đã là một thay đổi tích cực nhất lúc này.
Cổ phiếu của các hãng hàng không đã lao dốc rất mạnh, HVN giảm giá 48% trong 3 tháng đầu năm, VJC giảm 34,3%. Cổ phiếu ACV cũng giảm 43%. Mức giảm này phản ánh sự chiết khấu rủi ro của thị trường đối với lĩnh vực hàng không. Nói cách khác, nếu mức giá đáy đầu tháng 4 đã là chiết khấu đủ, khi các hãng hàng không được phép vận hành bình thường, tình hình sẽ cải thiện dần.
Do đó nhà đầu tư đã tranh thủ đi trước một bước. Trong 8 phiên đầu tháng 4, ACV đã phục hồi gần 25,4% giá trị, HVN tăng 23,9%, VJC tăng 12,2%. Hôm nay trong khi thị trường chịu áp lực chốt lời nhất định và VN-Index giảm 0,31%, các cổ phiếu hàng không vẫn tăng cực mạnh. Đặc biệt HVN thu hút sự chú ý rất lớn khi thanh khoản tăng vọt lên mức kỷ lục 9 tháng.
Việc thị trường nhạy bén với các cơ hội trong tương lai là điều bình thường, nhưng vẫn còn quá sớm để xuất hiện một xu thế tăng bền vững với các cổ phiếu hàng không. Điều quan trọng nhất trong ngắn hạn là liệu có kéo dài thêm lệnh cách ly xã hội hay không. Ngày 15/4 quy định cách ly hiện tại sẽ hết hiệu lực nhưng vẫn có khả năng được duy trì đến hết tháng 4. Nếu có bất kỳ tín hiệu nào về việc kéo dài hơn lệnh cách ly và hạn chế bay, cổ phiếu hàng không sẽ chịu thêm tác động tiêu cực.
Vì vậy, dù triển vọng là hoàn toàn hợp lý giúp cổ phiếu hàng không tăng giá, các biến động vẫn chỉ mang yếu tố ngắn hạn. Bên cạnh yếu tố được phép khai thác trở lại tối đa các đường bay, điều quan trọng hơn là mức độ đầy của mỗi chuyến bay. Điều này cũng mang tính quyết định khả năng lời lỗ của các hãng hàng không va đáng tiếc là không thể dự đoán được. Chỉ khi tình hình dịch bệnh được khống chế và việc đi lại trở lại bình thường, sau một thời gian mới có thể biết được liệu cơ hội phục hồi và có lãi của các hãng bay như thế nào. Cho tới lúc đó, thị trường vẫn sẽ thận trọng khi đánh giá các yếu tố cơ bản của cổ phiếu hàng không.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.