Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong 13 dự án, có 5 dự án phát triển khai thác và 8 dự án thăm dò, thẩm lượng.
PVN tham gia 49% trong Công ty liên doanh Rusvietpetro để tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí 04 Lô, khu tự trị Nhenhexky trên lãnh thổ Liên bang Nga. Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh số 186/BKHĐT-ĐTRNN-DDC1 cấp ngày 5/3/2013.
Tính đến hết tháng 7/2018, PVN nhận được số tiền Rusvietpetro chuyển trả (tiền gốc và lãi của các hợp đồng nhận nợ, cổ tức được chia) là 877,59 triệu USD. Như vậy, số vốn góp trực tiếp của PVN vào Rusvietpetro (533,22 triệu USD) đã được thu hồi đầy đủ. Dự án đạt hiệu quả kinh tế, vốn đầu tư được bảo toàn và số tiền chênh lệch giữa khoản vốn đầu tư ra nước ngoài và số tiền thu về đến thời điểm ngày 31/7/2018 là 344,37 triệu USD.
Đối với dự án này, Bộ Công Thương đã có kí kết hiệp định liên chính phủ về tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí trên lãnh thổ Liên bang Nga trong khuôn khổ Công ty TNHH “Công ty liên doanh Rusvietpetro”, kí ngày 20/4/2016. Bộ cũng đã có công văn số 9333 ngày 15/11/2018 trả lời PVN về việc phân chia lợi nhuận 2011- 2013 của Rusvietpetro theo hiệp định.
Sau khi chuyển sang cho Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ("siêu Ủy ban"), Bộ Công Thương đề nghị Ủy ban tiếp tục xử lí vấn đề phân chia lợi nhuận để lại giai đoạn 2011 – 2013 và lợi nhuận quý II và quý IV năm 2016 tại công văn số 7274 ngày 23/11/2018 của PVN báo cáo Thủ tướng; đồng thời thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đầu tư theo quy định.
Bộ cho hay sẽ tiếp tục phối hợp với "siêu Ủy ban" xử lí các vấn đề nêu trên khi có yêu cầu.
Dự án này do Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tham gia. PVEP đã tham gia đầu tư 40% vào dự án (cùng với PTTEP của Thái Lan – 35%, Sonatrach của Algeira – 25%). Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của PVEP là 1,26 tỷ USD.
Bộ Công Thương cho hay với giá dầu hiện nay, dự án đang khai thác có doanh thu và dòng tiền chuyển về nước.
Với dự án này, Bộ Công Thương đề nghị "siêu Ủy ban" thực hiện kiểm tra, giám sát đầu tư theo quy định.
Dự án này, PVEP góp 40% vốn, tương đương 1,825 tỷ USD (giai đoạn 2010 -2015). Phía Tổng công ty Dầu khí Venezuela – CVP thuộc Công ty Dầu khí Quốc gia Venezuela – PDVSA góp 60% vốn. Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của PVEP được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 29/10/2010.
Hiện dự án đang bị dừng triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, theo Thông báo 431/TB-VPCP ngày 2/2/2013 của Văn phòng Chính phủ.
Bộ Công Thương đề nghị "siêu Ủy ban" tiếp tục chỉ đạo PVN thực hiện theo thông báo trên của Văn phòng Chính phủ.
PVN tham gia dự án từ năm 2012 với 50% quyền lợi tham gia thông qua việc mua và sở hữu 52,631% cổ phần của Công ty Perenco Petroleum Limited (PPL) tại Bahamas - là công ty sở hữu 95% quyền lợi tham gia tại dự án. Phía Công ty Perenco Peru Petroleum Limited (PPPL) – Chi nhánh Peru sở hữu 5% đồng thời là nhà điều hành dự án.
Đối với dự án này, Bộ Công Thương đã có công văn số 777 ngày 11/9/2017 và công văn số 294 ngày 4/4/2018 báo cáo và kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương chuyển nhượng dự án Lô 67 và Lô 39 (Peru) như kiến nghị của PVN tại công văn số 317 ngày 17/8/2017 (theo phương án hợp tác cùng Perenco để triển khai thực hiện).
Bộ Công Thương đề nghị "siêu Ủy ban" tiếp tục xử lí và đôn đốc PVN thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Thông báo số 151 ngày 28/9/2018 của Văn phòng Chính phủ và công văn số 809 ngày 30/11/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chuyển nhượng dự án các Lô 67, Lô 39, Lô PM 304 và kết thúc dự án các Lô XV, Lô SK305.
PVN tham gia 15% hợp đồng phân chia sản phẩm PSC (Petrofac – Anh là nhà điều hành tham gia 30%, PCSB – Maylaysia tham gia 30%, Kufpec – Kuwait tham gia 25%).
Với dự án này, Bộ Công Thương đã có công văn số 7980 ngày 30/8/2017 và công văn số 294 ngày 4/4/2018 gửi Văn phòng Chính phủ, theo đó thống nhất với kiến nghị của PVN và đề nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phép PVEP chuyển nhượng toàn bộ 15% quyền lợi tham gia của tổng công ty này tại hợp đồng dầu khí Lô PM 304.
Bộ đề nghị "siêu Ủy ban" tiếp tục xử lí và đôn đốc PVN thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Thông báo 151 ngày 28/9/2018 và Công văn 809 ngày 30/11/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chuyển nhượng dự án các Lô 67, Lô 39, Lô PM 304 và kết thúc dự án các Lô XV, Lô SK305.
Với dự án này, PVN tham gia với tỷ lệ góp vốn 49% trong Công ty TNHH Gazpromviet – GPV (Gazprom góp 51%) để nghiên cứu và triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Liên bang Nga và các nước thứ ba.
Ngày 25/4/2017, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo số 202, nêu rõ kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp ngày 5/4/2017 của Thường trực Chính phủ về chủ trương PVN rút khỏi Công ty GPV. Theo đó, Thủ tướng chưa đồng ý cho PVN rút khỏi Công ty TNHH Gazprom tại Liên bang Nga vào thời điểm này.
Ngày 19/7/2017, Thủ tướng có công văn số 4284 chấp thuận phương án tiếp tục tham gia của PVN tại Công ty TNHH Gazpromviet.
Đối với dự án này, Bộ Công Thương đã có công văn 680 ngày 8/8/2017 góp ý với Văn phòng Chính phủ về việc kiến nghị Thủ tướng tạm thời duy trì dự án mỏ Bắc Purov và chưa rút khỏi Gazprom trong thời điểm hiện nay; đồng thời yêu cầu PVN cần tiếp tục rà soát, đàm phán, thống nhất với phía Nga để không phát sinh chi phí đối với PVN ngoài khoản tiền 1,29 triệu USD.
Bộ Công Thương đề nghị "siêu Ủy ban" đôn đốc PVN thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về phương án tiếp tục tham gia vào Công ty TNHH Gazpromviet.
PVN tham gia 35% vào dự án này, cùng với Perenco Peru Petroleum (đơn vị điều hành – 20%), Perenco Peru Petroil Limited (25,5%), Perenco Peru Block 39 Limited (9,5%), Reliance Exploration & Production DMCC (10%).
Với dự án này, Bộ Công Thương đã có công văn số 777 ngày 11/9/2017 và công văn số 294 ngày 4/4/2018 báo cáo và kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương chuyển nhượng dự án Lô 67, Lô 39 (Peru).
Bộ đề nghị "siêu Ủy ban" tiếp tục xử lí và đôn đốc PVN thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng tại thông báo số 151 ngày 28/9/2018 và công văn số 809 ngày 30/11/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chuyển nhượng dự án các lô: 67, 39, PM 304 và kết thúc các Lô XV, Lô SK305.
PVEP tham gia 8,5% vốn vào dự án này và gánh vốn cho công ty nước chủ nhà 1,5% trong giai đoạn thăm dò. Các đối tác của PVEP trong dự án này gồm: SOCO – Anh góp 40,39%, SNPC – công ty nước chủ nhà Conggo - nắm 15%, WNR – Conggo nắm 23%, AOGC nắm 13,11%. Mục tiêu của dự án là tìm kiếm thăm do, khai thác dầu khí trong diện tích của Lô Marine.
Bộ Dầu Conggo đã phê duyệt chuyển nhượng ngày 6/7/2017. Hai bên đang gấp rút hoàn thiện thủ tục chuyển nhượng và PVEP đóng pháp nhân tại Conggo. Tuy nhiên, việc này đang gặp khó khăn về minh giải điều khoản quyền ưu tiên mua trước trong JOA.
Ngày 5/6/2017, Bộ Công Thương đã có công văn số 452 báo cáo Thủ tướng về việc PVEP chuyển nhượng toàn bộ 8,5% vốn cho WNR.
Tại công văn số 2072 ngày 18/7/2017 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao HĐTV PVN khẩn trương chỉ đạo PVEP xem xét, quyết định việc chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí Lô Marine XI tai Cộng hòa Conggo theo đúng thẩm quyền và quy định pháp luật.
Sau khi chuyển giao PVN về "siêu Ủy ban", Bộ Công Thương đề nghị cơ quan này tiếp tục giám sát và đôn đốc PVEP/PVN hoàn tất các thủ tục chấm dứt giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài với Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
PVEP đầu tư 100% với mục tiêu thăm dò dầu khí trong diện tích hợp đồng dịch vụ thăm dò phát triển dầu khí Lô Danan. Thời gian thực hiện dự án tối đa 25 năm, kể từ ngày có hiệu lực. Tổng mức đầu tư của dự án (phần PVEP) là 82,07 triệu USD.
PVN đã có công văn số 309 ngày 27/8/2018 báo cáo Thủ tướng xin tạm thời chưa tái khởi động dự án, tiếp tục thực hiện phương án tạm dừng/giãn tiến độ.
Bộ đề nghị "siêu Ủy ban" tiếp tục các vấn đề liên quan việc dừng/giãn tiến độ dự án của PVN theo chỉ đạo của Thủ tướng tại công văn số 2670 ngày 20/9/2018 và công văn số 726 ngày 17/10/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Với dự án này, PVEP tham gia 45% với tư cách nhà điều hành. Maurel & Prom – Pháp nắm 40%, Eden Energy and Natural Resources Development Co.,Ltd. – Myanmar nắm 15%.
Do tiềm năng khí còn nhiều rủi ro, ngày 26/5/2017, HĐTV PVEP đã ban hành nghị quyết số 520 về việc chấp thuận chủ trương dừng dự án từ ngày 30/9/2016 để phù hợp với giấy chứng nhận đầu tư của dự án.
Bộ Công Thương đề nghị "siêu Ủy ban" sau khi tiếp quản PVN tiếp tục xử lí công việc liên quan chủ trương điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của dự án theo công văn số 2982 ngày 9/5/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại văn bản số 4576 ngày 17/5/2018.
Dự án này do PVEP làm chủ đầu tư, nhà điều hành. Thời gian thực hiện dự án theo giấy chứng nhận đầu tư có hiệu lực đến ngày 11/5/2016 và 1 năm dự phòng để hoàn tất thủ tục kết thúc hoặc chuyển nhượng giai đoạn đến ngày 11/6/2017.
Tổng mức đầu tư của dự án (phần PVEP) là 72,46 triệu USD, nguồn vốn đầu tư lấy từ Quỹ tìm kiếm thăm dò của PVN.
Với dự án này, Bộ Công Thương đề nghị "siêu Ủy ban" tiếp tục xử lý và đôn đốc PVN thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng tại thông báo số 151 ngày 28/9/2018 và công văn số 809 ngày 30/11/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chuyển nhượng dự án các lô: 67, 39, PM 304 và kết thúc các Lô XV, Lô SK305.
PVEP là chủ đầu tư dự án với 20%. ENI – Ý là nhà điều hành với 40%. Total – Pháp nắm 40%.
Tổng mức đầu tư của dự án (phần PVEP) là 3,08 triệu USD.
PVEP đang lập báo cáo đầu tư điều chỉnh (do việc gia hạn giai đoạn nghiên cứu sẽ làm thay đổi tăng khối lượng công việc, tăng tổng mức đầu tư của dự án và tăng thời hạn hiệu lực so với giấy chứng nhận đầu tư đã cấp) trên cơ sở đánh giá khách quan, đầy đủ và biện luận về tiềm năng dầu khí và triển vọng của lô, các phương án triển khai tiếp theo của dự án, chi phí, nguồn vốn để thực hiện, phân tích lí do, tính cần thiết của việc gia hạn và các rủi ro, vướng mắc của việc gia hạn.
Chủ đầu tư dự án là PVEP với 20%. ENI – Ý là nhà điều hành với 80% và Total – Pháp (40%). Dự án có thời gian thực hiện là 25 năm, kể từ ngày hiệu lực (tức đến năm 2040). Tổng mức đầu tư của dự án (phần PVEP) là 1,76 triệu USD.
Với dự án này, PVEP đang lập báo cáo đầu tư điều chỉnh (do việc gia hạn giai đoạn nghiên cứu sẽ làm thay đổi tăng khối lượng công việc, tăng tổng mức đầu tư của dự án và tăng thời hạn hiệu lực so với giấy phép đầu tư được cấp) trên cơ sở đánh giá khách quan, đầy đủ và biện luận về tiềm năng dầu khí và triển vọng của lô, các phương án triển khai tiếp theo của dự án, chi phí, nguồn vốn để thực hiện, phân tích lí do, tính cần thiết của việc gia hạn và các rủi ro, vướng mắc của việc gia hạn.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.