'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội tình hình thực hiện các Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Trong tổng số 11 dự án thành phần đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, có 8 dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước và 3 dự án đầu tư theo phương thức PPP. Tổng mức đầu tư 11 dự án thành phần sau khi điều chỉnh là 97.666 tỷ đồng.
Đến nay cả 8 dự án đã khởi công xây dựng và triển khai thi công với giá trị sản lượng hoàn thành khoảng 8.933,38 tỷ đồng/35.602,19 tỷ đồng tổng giá trị các hợp đồng (đạt khoảng 25,1%).
Đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, khởi công tháng 12/2019, khối lượng đã thực hiện đạt khoảng 88% tổng giá trị các hợp đồng, kế hoạch hoàn thành năm 2021.
Đoạn Cam Lộ - La Sơn, khởi công tháng 9/2019, khối lượng đã thực hiện đạt khoảng 61% tổng giá trị các hợp đồng, đang chậm khoảng 8% so với kế hoạch.
Cầu Mỹ Thuận 2, khởi công tháng 3/2020, khối lượng đã thực hiện đạt khoảng 62,7% tổng giá trị các hợp đồng, vượt khoảng 3,43% so với kế hoạch; kế hoạch hoàn thành dự án vào tháng 12/2023.
Đoạn Mai Sơn - QL45, khởi công tháng 9/2020, khối lượng đã thực hiện đạt khoảng 26,1% tổng giá trị các hợp đồng; dự kiến hoàn thành đúng kế hoạch vào 12/2022.
Đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, khởi công tháng 9/2020, khối lượng đã thực hiện đạt khoảng 14,32% tổng giá trị các hợp đồng; kế hoạch hoàn thành vào tháng 12/2022, cơ bản đang đáp ứng tiến độ.
Đoạn Phan Thiết - Dầu Giây, khởi công tháng 9/2020, khối lượng đã thực hiện đạt khoảng 14,97% tổng giá trị các hợp đồng; dự kiến hoàn thành đúng kế hoạch vào 12/2022.
Đoạn QL45 - Nghi Sơn. khởi công tháng 7/2021; khối lượng đã thực hiện đạt khoảng 0,1% tổng giá trị các hợp đồng. Kế hoạch hoàn thành vào tháng 12/2023.
Đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, khởi công tháng 7/2021; khối lượng đã thực hiện đạt khoảng 0,4% tổng giá trị các hợp đồng. Kế hoạch hoàn thành vào tháng 12/2023. (Xem thêm)
Ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, vừa chủ trì họp xem xét dự thảo báo cáo giải trình theo đề nghị của Hội đồng thẩm định liên ngành của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án thành phần 2 đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Theo đó, UBND tỉnh này đang thảo luận, thống nhất các vấn đề Hội đồng thẩm định liên ngành của Thủ tướng Chính phủ đề nghị làm rõ về nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án thành phần 2 khi dự án có sự tham gia góp vốn từ ngân sách nhà nước gồm: thủ tục pháp lý, thẩm quyền đầu tư; hình thức đầu tư; quy mô dự án theo quy hoạch; đánh giá hiệu quả đầu tư; khả năng thu hồi vốn; năng lực tài chính của nhà đầu tư; phương án giải phóng mặt bằng, chuyển đổi đất rừng…
UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất điều chỉnh dự án thành phần 2 theo hướng điều chỉnh về quy mô. Cụ thể, giai đoạn 1 sẽ giải phóng mặt bằng quy mô 6 làn xe, triển khai thi công nền đường 17m, mặt đường rộng 16m (4 làn xe) chiều dài 43km. Riêng các đoạn đào sâu, đắp cao, gia cố mái ta luy, xử lý nền đường đất yếu thực hiện đầu tư với quy mô 6 làn xe có nền đường rộng 32m. Thời gian thực hiện từ năm 2021-2025.
Giai đoạn 2 (giai đoạn hoàn thiện) thực hiện sau năm 2025, đầu tư hoàn thiện 6 làn xe cao tốc đoạn Hữu Nghị – Chi Lăng, đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam dài 19km.
Dự toán tổng mức đầu tư điều chỉnh hơn 14.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 tổng mức đầu tư đoạn Hữu Nghị – Chi Lăng là 6.648 tỷ đồng và giai đoạn 2 hoàn chỉnh là 7.418 tỷ đồng. (Xem thêm)
Cục Đường sắt Việt Nam vừa có văn bản gửi một số địa phương về việc cho ý kiến đối với kế hoạch tạm thời tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Cụ thể, đối với tuyến Hà Nội - TP. HCM, trong giai đoạn 1 (từ ngày 7-17/10) dự kiến tổ chức chạy lại đôi tàu SE7/SE8 và SE5/SE6. Giai đoạn 2 (từ ngày 18-27/10) dự kiến tổ chức chạy lại đôi tàu SE3/SE4.
Đối với tuyến Hà Nội - Hải Phòng, trong giai đoạn 1 (từ ngày 8/10) dự kiến tổ chức chạy lại đôi tàu SP5/SP6. Giai đoạn 2 (từ ngày 18/10 trở đi) dự kiến chạy lại đôi tàu LP33/8; đôi tàu HP2/LP7 chạy vào các ngày cuối tuần.
Đối với tuyến Hà Nội - Vinh từ ngày 8/10 dự kiến tổ chức chạy lại đôi tàu NA1/2. Tuyến Đà Nẵng - Sài Gòn từ ngày 15/10 trở đi dự kiến tổ chức chạy lại đôi tàu SE21/SE22.
Đối với tuyến Nha Trang - Sài Gòn và tuyến Phan Thiết - Sài Gòn từ ngày 1/11 dự kiến chạy lại đôi tàu SNT1/2.
Từ ngày 1/12 trở đi, Cục Đường sắt dự kiến chạy lại các đôi tàu khách theo quy định biểu đồ chạy tàu. Ngoài ra, đường sắt còn tổ chức chạy thêm một số chuyến tàu khách trên tuyến Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Phan Thiết khi có nhu cầu. (Xem thêm)
Ngày 7/10, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo điều kiện cho các chuyến bay thương mại chở khách.
Trong văn bản này, VABA cho biết hàng không là ngành mang tính động lực có vai trò to lớn đối với kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 2019, trước đại dịch, ngành hàng không vận chuyển 116 triệu khách trong nước và quốc tế, đạt doanh thu trên 200.000 tỷ đồng, nộp thuế phí trực và gián tiếp trên 20.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, từ khi bùng phát dịch đến nay, doanh thu các hãng hàng không liên tục giảm, hiện chỉ còn chưa đến 10% so với trước dịch. Doanh nghiệp hàng không bị lỗ ngày càng lớn, dự báo năm 2021 có thể lên tới 20.000 tỷ đồng; nợ ngắn hạn và đến hạn phải trả của các hãng lên tới 36.000 tỷ đồng.
Cũng theo VABA, việc phải dừng bay do dịch bệnh khiến ngành hàng không Việt Nam mỗi ngày thiệt hại trên 500 tỷ đồng. Ngành du lịch thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng/ngày (70% khách du lịch do hàng không vận chuyển) so với trước khi có dịch.
Vì lẽ đó, VABA đề nghị UBND các tỉnh, thành phố đồng thuận việc mở lại các đường bay thương mại chở khách thường lệ, đặc biệt là các chuyến bay đi, đến Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM từ ngày 10/10 và không cách ly tập trung đối với khách âm tính. (Xem thêm)
Chiều 8/10, Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc về việc triển khai phục hồi các chuyến bay thương mại vận chuyển hành khách nội địa trong nước.
Kế hoạch khai thác các chuyến bay được thực hiện thí điểm từ ngày 10/10 đến hết ngày 20/10 với 23 chuyến khứ hồi/ngày (46 chuyến/ngày), bao gồm 10 chuyến khứ hồi từ TP. HCM đi các địa phương, 6 chuyến khứ hồi từ Hà Nội, 4 chuyến khứ hồi từ Đà Nẵng và 3 chuyến khứ hồi từ Thanh Hóa.
Phó thủ tướng yêu cầu các địa phương, các bộ, ngành, đơn vị liên quan thống nhất với phương án tổ chức khôi phục các tuyến bay do Bộ Giao thông Vận tải đã trình bày tại hội nghị.
Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương hoàn thiện đề án, sớm ban hành để làm cơ sở thực hiện thí điểm từ ngày 10/10 tới ngày 20/10, sau đó sẽ tổng kết rút kinh nghiệm, có điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình tình thực tiễn.
Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện phương án, ban hành ngay trong ngày 8/10, làm cơ sở triển khai thực hiện. (Xem thêm)
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải vừa ra quyết định ban hành quy định tạm thời về việc triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Theo đó, quy định tạm thời có mục đích từng bước khôi phục lại hoạt động vận tải hành khách nội địa bằng đường hàng không phù hợp với từng cấp độ phòng, chống dịch Covid-19; đáp ứng nhu cầu cấp thiết đi lại của nhân dân, hành khách, bảo đảm an toàn, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế.
Quy định này áp dụng đối với hoạt động vận tải hành khách nội địa bằng đường hàng không trên phạm vi toàn quốc và thực hiện thí điểm từ ngày 10/10 đến hết ngày 20/10, sau thời gian thí điểm sẽ tiến hành đánh giá và điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Theo quy định tạm thời, các hãng hàng không sẽ chỉ tiếp nhận vận chuyển hành khách có nhu cầu đi lại phục vụ quá trình phục hồi kinh tế theo thứ tự ưu tiên như sau: hoạt động công vụ, lực lượng phòng chống dịch Covid-19, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân và các đối tượng khác.
Hành khách phải đáp ứng các điều kiện như phải tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử/PC-Covid hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19).
Hành khách cũng cần có kết quả xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay.
Đặc biệt, hành khách sẽ không được tham gia các chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng… (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.