'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Galilê, nhà thiên văn và vật lý nổi tiếng người Italia đi vào lịch sử nhân loại, chấp nhận tù đày sau khi phản bác quan niệm sai trái của Giáo hội thời trung cổ, dõng dạc tuyên bố “Dù sao thì trái đất vẫn quay quanh mặt trời”. Đancô, nhân vật huyền thoại trong truyện ngắn “Trái tim Đan cô” của văn hào M.Gorky, đã dũng cảm tự xé toang lồng ngực, móc trái tim mình làm ngọn lửa dẫn dắt đồng bào mình vượt qua bóng tối, đầm lầy, muông thú để đến với thảo nguyên ngập tràn tự do và ánh sáng. Nhìn rộng ra, lịch sử nhân loại sẽ không thể phát triển được như ngày nay nếu vắng bóng những anh hùng, với trái tim nóng và cái đầu lạnh. Và trong dòng chảy đó của lịch sử, thật đáng thương cho những đất nước và thế kỷ vắng anh hùng.
Lịch sử dân tộc ta “hào kiệt đời nào cũng có” (Nguyễn Trãi), nhất là những lúc có giặc ngoại xâm. Trải qua ba mươi năm đổi mới, một số đột phá về chính sách ở tầm vĩ mô và các sáng tạo, sáng kiến, đôi khi là “xé rào” cần thiết vi mô đã xuất hiện, góp phần thúc đẩy đổi mới.
Tuy nhiên, trên một bình diện rộng, rất hiếm những giai đoạn có đổi mới như dải sáng Ngân Hà mà chỉ lác đác dăm ba ngôi sao như ông Kim Ngọc (khoán hộ), bà Ba Thi (xé rào để “buôn lậu gạo”), cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt (đường dây 500 KV Bắc Nam)…
Điều này đã làm chậm tốc độ phát triển, làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia mà, nếu không có những đột phá quyết liệt trong chính sách đổi mới công tác tổ chức, đặc biệt là khuyến khích, bảo vệ các cán bộ năng động sáng tạo, trước hết là ở người đứng đầu trong các tổ chức của Đảng, Nhà nước thì nguy cơ tụt hậu sẽ ngày càng cấp bách.
Đây cũng là lý do để Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 14-KL/TW với hai nội dung chủ yếu, một là cán bộ, nhất là người đứng đầu phải có “6 dám” (dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám sáng tạo, dám đột phá và dám chịu trách nhiệm) và “2 được” (được miễn hoặc được giảm trách nhiệm khi kết quả thí điểm sáng tạo không đạt hoặc không đạt một phần với điều kiện các sáng kiến đột phá đó phải được cấp có thẩm quyền đồng ý cho thực hiện hoặc thí điểm và cán bộ đó có động cơ trong sáng, làm vì mục đích chung.
Để chủ trương đúng đắn và thiết thực này đi vào cuộc sống, thiển nghĩ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
Một là đưa tiêu chí về cán bộ “6 dám” nói trên vào từng tổ chức, buộc người đứng đầu phải có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để cùng cán bộ thuộc quyền phát hiện, có biện pháp tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế chính sách, nhất là những vấn đề chưa được qui định hoặc đã qui định nhưng không còn phù hợp, tạo được chuyển biến mạnh mẽ; coi đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của người đứng đầu và tổ chức đó.
Hai là phải có cơ chế khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, đặc biệt là phải có cơ chế hiệu quả để bảo vệ được cán bộ có “6 dám” nêu trên, coi việc không hoàn thành hoặc hoàn thành một phần không chỉ là “thất bại” tạm thời của cán bộ đó mà là của cả tập thể, tránh hiện tượng “dậu đổ, bìm leo”, trừng trị nghiêm khắc những kẻ lợi dụng việc không thành này để đấu tố, trù dập cán bộ “6 dám”, nếu họ đã làm đúng qui trình và động cơ trong sáng, vì mục đích chung.
Cơ chế hướng dẫn miễn, giảm trách nhiệm cần được xây dựng một cách rõ ràng, minh bạch, không chỉ trong các cấp ủy Đảng mà cả trong chính quyền, không chỉ trong chính sách cán bộ mà cả trong hệ thống hành pháp và đặc biệt là tư pháp để tránh hình sự hóa khi việc không thành. Có như vậy, những ai dám dấn thân vì lợi ích chung mới yên tâm sáng tạo, đột phá.
Ba là cần phân biệt hiện tượng tuy bề ngoài có thể giống nhau nhưng bản chất rất khác nhau; đó là lợi dụng việc đổi mới sáng tạo để gây bè kéo cánh, phục vụ cho lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ và đối lập là việc để sáng tạo, đột phá thành công, cán bộ cần phải có ekip thực hiện, dám làm, dám chịu vì mục đích chung. Người đứng đầu tổ chức cần có đủ sự sáng suốt, bản lĩnh để kịp thời ngăn chặn biểu hiện đầu đồng thời khuyến khích, ủng hộ, cùng chịu trách nhiệm với các biểu hiện sau.
Bốn là chủ trương này không chỉ phổ biến, yêu cầu thực hiện trong các tổ chức Đảng và nhà nước mà cần được tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp để họ có cơ sở phản ánh đến chính quyền khi họ gặp phải điểm nghẽn, nút thắt mà cán bộ không chịu giải quyết, lạnh lùng vô cảm đút các phản ánh ấy vào ngăn kéo hoặc thản nhiên đá quả bóng trách nhiêm này.
Các tổ chức Đảng và nhà nước cần tạo ra các đột phá, khơi dậy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong toàn xã hội để khai thác cho được sự phát triển như vũ bão của công nghệ và hội nhập, cạnh tranh quốc tế hiện nay vốn dĩ thời cơ cũng nhiều những khó khăn thách thức lại không hề ít.
Đây cũng là công cụ để người dân, doanh nghiệp có căn cứ đánh giá, xếp hạng chính quyền, phê phán hoặc biểu dương các tổ chức, cán bộ liên quan đến việc thực hiện chủ trương này mà Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã thực hiện trong hơn 15 năm qua là một ví dụ. VCCI đã đưa chỉ số năng động, sáng tạo là một trong 10 chỉ số để doanh nghiệp nhỏ và vừa chấm điểm chính quyền.
Cụ thể có ba câu hỏi liên quan đến chỉ số này, một là DN đánh giá UBND tỉnh có linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật hay không; hai là UBND tỉnh có năng động sáng tạo trong giải quyết các vấn đề mới phát sinh hay không và ba là phản ứng của tỉnh như thế nào khi có điểm chưa rõ ràng trong chính sách, pháp luật của trung ương “trì hoãn thực hiện”/“không làm gì cả”?
Kết quả là qua số liệu 5 năm gần đây (2016-2021) cho thấy các tỉnh được điểm khá cao và có sự cải thiện trong câu hỏi 1 và 2, riêng câu hỏi 3 đã có sự cải thiện đáng kể ở câu 1 và 2 nhưng bị chấm điểm thấp (chưa đến 30/100 điểm) và càng ngày càng giảm điểm ở câu hỏi 3.
Các số liệu trung thực, khách quan này sẽ giúp tỉnh nhận biết tình hình tỉnh mình, cấp trung ương có thể thấy được chuyển động ở cấp địa phương, qua từng thời kỳ, liên quan đến từng cán bộ đứng đầu để có giải pháp cải thiện. Ví dụ, với các địa phương có chỉ số này cao, rất cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm phổ biến cho các nơi khác cũng như cần thiết phải mở rộng đánh giá này ở cấp bộ ngành.
Cùng với các giải pháp khác, thiết nghĩ đây cũng là cách làm hiệu quả để áp dụng thành công Kết luận này vào đời sống thực tiễn hiện nay, giúp đất nước nhanh chóng rút ngắn cách biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong đó chỉ số đổi mới sáng tạo như là một chỉ số có trọng số lớn trong xếp hạng quốc gia trên thế giới hiện nay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.