Ngày 9/9, Mỹ đã mở một cuộc điều tra lớn về chống độc quyền đối với tập đoàn Googlgle.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, một nhóm gồm 50 Tổng chưởng lý của 48 bang, Washington, D.C, và Puerto Rico (vùng lãnh thổ thuộc Mỹ) ngày 9/9 đã chính thức mở một cuộc điều tra lớn về chống độc quyền đối với tập đoàn Google, dấu hiệu cho thấy Washington đang tăng cường giám sát đối với các “ông lớn” công nghệ.
Cuộc điều tra sẽ tập trung làm rõ liệu tập đoàn Google có gây nguy hại tới cạnh tranh và người tiêu dùng hay không, trước hết chú trọng vào các hoạt động của hãng công nghệ này trong tìm kiếm, quảng cáo và các hoạt động kinh doanh khác, từ đó làm cơ sở để mở rộng điều tra.
Các Tổng chưởng lý của bang California và Alabama không tham gia cuộc điều tra nói trên.
Cuộc điều tra làm gia tăng những nguy cơ về pháp lý đối với tập đoàn Google, vốn phải đối mặt với sự giám sát về chống độc quyền từ các nhà lập pháp liên bang và Bộ Tư pháp.
Ngày 6/9, tập đoàn Google tiết lộ rằng họ đã nhận được một yêu cầu từ Bộ Tư pháp Mỹ bắt buộc phải công khai thông tin.
Đây sẽ là cuộc điều tra liên bang thứ hai trong vòng một tuần nhằm vào một hãng công nghệ lớn.
Trước đó, ngày 6/9, giới chức tư pháp ở nhiều bang của Mỹ thông báo đã mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với Facebook để tìm hiểu xem liệu trang mạng xã hội này có "kìm hãm sự cạnh tranh và khiến người sử dụng gặp rủi ro" hay không.
Tổng chưởng lý bang New York Letitia James đã thay mặt bảy bang khác và Washington, D.C. ra tuyên bố thông báo về cuộc điều tra đối với Facebook.
Động thái này đánh dấu lần đầu tiên Mỹ tiến hành một hành động chống độc quyền chính thức nhằm vào một trong những "đại gia" công nghệ lớn nhất trên thế giới.
Ngày 23/7, Chính phủ Mỹ thông báo sẽ bắt đầu tiến hành đánh giá chống độc quyền đối với các nền tảng trực tuyến hàng đầu để xác định liệu họ có "hạn chế" đổi mới hoặc làm giảm cạnh tranh hay không.
Động thái của Washington được đưa ra trong bối cảnh các tập đoàn công nghệ lớn đang đối mặt với phản ứng mạnh mẽ tại Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới, do quan ngại giữa chính các đối thủ, giới lập pháp và các nhóm khách hàng rằng những tập đoàn này có quá nhiều quyền lực và đang gây hại cho người sử dụng và đối thủ kinh doanh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các công ty truyền thông xã hội và Google, cáo buộc họ đang ngăn cản những tiếng nói bảo thủ trên nền tảng trực tuyến, dù không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone