Theo đại diện Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), theo luật định, Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Do đó, Grab phải là chủ thể đứng ra kê khai, nộp thuế cũng như giao dịch pháp lý với cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có cơ quan thuế. Thực tế, dù chiếm thị phần lớn nhất nước trong lĩnh vực xe công nghệ, song mấy năm qua, Grab vẫn liên tục báo lỗ.
Tài xế tập trung đình công trước văn phòng Grab tại Cầu Giấy, Hà Nội sáng 7/12
Hiểu thế nào cho đúng
Mấy ngày qua, tài xế Grab trên cả nước đồng loạt tắt app (ứng dụng gọi xe), tập hợp trước trụ sở và văn phòng của hãng xe công nghệ này tại Hà Nội, TP. HCM để phản đối việc tăng mức khấu trừ. Giải thích về việc này, đại diện Grab cho rằng, việc tăng giá cước, cũng như tăng chiết khấu với tài xế là do thực hiện Nghị định 126 (có hiệu lực từ 5/12/2020).
Tuy vây, thuế suất 10% thuế giá trị gia tăng (VAT) áp dụng thống nhất đối với các loại hình kinh doanh vận tải và đã có từ trước.
Do đó, Nghị định 126 không làm tăng thuế VAT đối với cá nhân tài xế Grab, họ chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
“Trước đây do chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, nên việc áp dụng thuế với Grab không thống nhất, chưa tính đúng, tính đủ thuế VAT như các mô hình taxi truyền thống khác. Nghị định 126 vừa được Chính phủ ban hành đã quy định cụ thể hơn vấn đề này”, Ngày 9/12, bà Tạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ, vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết.
Cũng theo bà Lan, Grab là đơn vị quyết định giá cước vận tải, quyết định toàn bộ giao dịch với khách hàng, cũng như với tài xế. Chính vì vậy, Grab phải là chủ thể đứng ra kê khai, nộp thuế cũng như giao dịch pháp lý với cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có cơ quan thuế.
Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law firm thì cho rằng, GrabBike hay GrabCar cùng do một công ty sở hữu, bản chất hoạt động là giống nhau, chỉ khác nhau ở phương tiện vận chuyển. Trước Nghị định 126, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2020/NĐ-CP về quản lý vận tải có hiệu lực từ 1/4/2020, ấn định Grab là đơn vị kinh doanh vận tải hành khách (taxi), có sử dụng công nghệ, nên được ưu đãi thuế nhất định. Nghị định 126/2020/NĐ-CP ra đời để tiếp nối Nghị định 10/2020/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Đối với việc tăng giá dịch vụ của Grab, nguyên nhân được Luật sư Trương Anh Tú chỉ ra là cho đến thời điểm này, Grab vẫn không thừa nhận mình là đơn vị kinh doanh vận tải, không chịu sự chi phối như các hãng taxi truyền thống về việc đưa ra giá dịch vụ, đăng ký với Sở Công thương.
Còn việc tăng tỷ lệ chiết khấu tài xế Grab Car và Grab Bike, theo luật sư Tú, Grab không ký hợp đồng lao động với tài xế mà chỉ ký thoả thuận tỷ lệ phân chia phí dịch vụ thông qua hoạt động cung cấp và quản lý công nghệ. Khi Nghị định 126 có hiệu lực, buộc Grab phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, Grab lại mạnh tay “đá quả bóng” VAT sang các tài xế, “áp VAT” lên các tài xế xe công nghệ.
Grab cho rằng, thoả thuận giữa họ và tài xế không phải hợp đồng lao động, không chịu sự ràng buộc bởi các quy định của pháp luật lao động. Nguyên nhân, theo Luật sư Tú bởi Grab hiện không chịu sự điều chỉnh nào của pháp luật về lao động.
Theo ông Tú, ngành Thuế trên tinh thần Nghị định 126 cần có quy trình cụ thể ràng buộc giữa Grab và người lao động, có cơ chế bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động.
Lòng vòng thế chấp cổ phần, liên tục báo lỗ
Grab xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 2/2014 với tên gọi ban đầu là Cty TNHH GrabTaxi, tiền thân của Cty TNHH Grab sau này. Tháng 10/2014, công ty tiếp tục ra mắt dịch vụ GrabBike. Năm 2015, Grab Việt Nam được Bộ Giao thông Vận tải cấp phép thí điểm hoạt động tại Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng.
Tháng 3/2018, Grab đã mua lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á - thỏa thuận sáp nhập lớn nhất từ trước tới nay tại khu vực. Chưa dừng lại ở đó, với tham vọng mở rộng thị phần, tháng 8/2019, Grab công bố sẽ rót thêm 500 triệu USD vào Việt Nam.
Doanh thu năm 2019 Grab (công ty mẹ) đạt 3.382 tỷ đồng, tăng hơn 54,1% so với cùng kỳ, cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2019. Có thể thấy, con số này vượt rất xa so với Be và GoViet.
Do đó, không ngạc nhiên khi báo cáo dữ liệu của ABI Research cho thấy, Grab trong năm 2019 đứng top 1 thị trường với 146 triệu cuốc xe, tương đương 73% thị phần.
Tuy nhiên, lỗ thuần của Grab ngày càng lớn. Tính riêng năm 2019, Grab lỗ đến 1.670 tỷ đồng, tăng 88,7% so với năm 2018 và cũng là con số lỗ lớn nhất của Grab từ năm 2016 đến 2019.
Grab cũng là doanh nghiệp mở rộng phát triển sang lĩnh vực thương mại điện tử với Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Moca (GrabPay by Moca), doanh nghiệp mà Grab nắm 3,5%. Grab đang hướng đến triển khai dịch vụ tài chính với Grab Financial. Grab cũng thể hiện tham vọng với lĩnh vực bảo hiểm khi thành lập Cty TNHH GrabInsure Việt Nam vào 19/9/2019.
Đáng chú ý, các cổ đông của Grab cũng có nhiều bí ẩn. Cty TNHH Grab vào năm 2016 có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông khá bất ngờ gồm 3 người Việt, đó là: ông Nguyễn Tuấn Anh (34%), Nguyễn Phú Sinh (33%) và Trần Anh Đức (33%). Từ tháng 4/2016- 3/2020, ông Tuấn Anh luôn duy trì tỷ lệ sở hữu tại Cty TNHH Grab là 51%. Trong khi đó, Grab INC - pháp nhân đến từ Quần đảo Cayman, chỉ nắm 41% vốn.
Ngày 1/2/2020, ông Tuấn Anh nghỉ việc ở Grab. 51% vốn này sau đó đã có chủ mới là bà Lý Thụy Bích Huyền. Bà Huyền đã đem toàn lô cổ phần nói trên thế chấp tại Cty TNHH GPay Network Việt Nam - công ty con của Grab.
(VNF) - Dù liên tục vượt kế hoạch kinh doanh trong các năm gần đây nhưng PNJ vẫn thận trọng đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 31.607 tỷ đồng, giảm 17% so với kết quả đạt được năm trước. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế ở mức gần 1.960 tỷ đồng, thấp hơn 7% so với mức kỷ lục 2.113 tỷ đồng đạt được trong năm 2024.
(VNF) - Với chất xúc tác là thông tin về 40 mỏ vàng mới được phát hiện, nhóm khoáng sản gây chú ý khi có tới 6 đại diện góp mặt trong danh sách cổ phiếu tăng mạnh tuần này, bất chấp tác động từ "cơn bão" thuế quan.
(VNF) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các trung tâm tài chính (TCTC) đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn đầu tư và nâng cao vị thế của một quốc gia trên bản đồ kinh tế thế giới. Một TCTC phát triển mạnh mẽ không chỉ giúp kết nối dòng vốn trong nước và quốc tế mà còn góp phần tối ưu hóa nguồn lực tài chính, tạo động lực cho các ngành công nghiệp khác phát triển.
(VNF) - Khối ngoại bán ròng hơn 9.100 tỷ đồng trong tuần giao dịch đầy biến động, khiến VN-Index thủng liên tiếp các mốc hỗ trợ quan trọng. Dù vậy, GEX bất ngờ trở thành điểm sáng hiếm hoi khi dẫn đầu danh sách mua ròng, thu hút gần 478 tỷ đồng từ nhà đầu tư nước ngoài.
(VNF) - Thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại quý I/2025 khá tích cực khi chỉ số VN-Index tăng 3,2%. Tuy nhiên, sự phân hóa giữa các nhóm ngành là khá rõ rệt và cổ phiếu bất động sản tiếp tục diễn biến kém khả quan dù được không ít nhà đầu tư đặt kỳ vọng. Trong bối cảnh đó, khá bất ngờ khi một mã cổ phiếu bất động sản nổi lên với mức tăng giá lên tới 33% trong quý đầu năm, đó là cổ phiếu TAL của Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land).
(VNF) - Trong 3 tháng đầu năm 2025, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) đã nộp 34.500 tỷ đồng tiền thuế, tăng 19% so với cùng kỳ, theo số liệu của Bộ Tài chính.
(VNF) - Theo thông tin từ Bộ Tài chính, tính đến ngày 23/3, cơ quan thuế đã thực hiện 3.705 quyết định hoàn thuế cho doanh nghiệp, tổng số tiền được hoàn là 29.236 tỷ đồng
(VNF) - Ông Mark Gillin, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam - TP. Hồ Chí Minh bày tỏ, “Chúng tôi hy vọng cả hai quốc gia có thể đạt được sự đồng thuận trong việc giảm thuế xuống mức mà cả hai bên coi là cân bằng, nhằm tiếp tục duy trì mối quan hệ thương mại mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan”.
(VNF) - Streamer ViruSs (Đặng Tiến Hoàng) gần đây trở thành tâm điểm cộng đồng mạng nhờ các buổi livestream và câu chuyện tình ái với TikToker Ngọc Kem, thu hút hàng triệu lượt xem và đặt ra câu hỏi về việc quà tặng ảo và tiền donate có phải chịu thuế không.
(VNF) - Hộ, cá nhân kinh doanh trên các sàn online có thể chủ động kê khai tại Cổng thông tin thương mại điện tử (TMĐT) hoặc chờ Nghị định hướng dẫn cụ thể để thực hiện nghĩa vụ thuế
(VNF) - Hai nhà thầu kê giá thiết bị y tế (TBYT) cao hơn giá nhập nhiều lần tại dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 bệnh viện Việt Đức là ai?
(VNF) - UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định cho thuê đất, chuyển từ cho thuê sang giao hơn 96% diện tích đất đối với Công ty TNHH một thành viên Thảo cầm viên Sài Gòn. Quyết định này nhằm giúp Thảo Cầm Viên giải quyết khoản nợ thuê đất lên tới gần 800 tỷ đồng.
(VNF) - Hàng loạt phiên đấu giá cổ phần, thoái vốn Nhà nước bị huỷ vì thiếu vắng nhà đầu tư. Phía doanh nghiệp tỏ ra e ngại vì mức định giá cao, khiến mức sinh lời thấp hơn kỳ vọng.
(VNF) - EVNFinance sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 vào ngày 5/4 tại TP. Đà Nẵng. Theo tài liệu công bố trước đại hội, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 960 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2024.
(VNF) - Theo chuyên gia, những doanh nghiệp có doanh thu chủ yếu từ nội địa, như các công ty ngành điện… có thể sẽ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư khi ít bị ảnh hưởng bởi chỉnh sách thuế quan của Mỹ.
(VNF) - Ngày 4/4, phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan giai đoạn 2 tiếp tục với việc xem xét kháng cáo và các tình tiết mới nhằm đánh giá lại bản án sơ thẩm.
Tài sản 4 tỷ phú USD của Việt Nam đã giảm 743 triệu USD (gần 20.000 tỷ đồng) chỉ sau một đêm. Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan - văng khỏi danh sách tỷ phú USD của Forbes.
(VNF) - Sáng 4/4, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục diễn biến tiêu cực. Tuy nhiên lực cầu bắt đáy đã bắt đầu xuất hiện, giúp VN-Index thu hẹp đà giảm.
(VNF) - Sau khi cổ đông sáng lập Dragon Capital Finance Limited rút lui, VIS Rating vẫn là công ty xếp hạng tín nhiệm duy nhất có sự hậu thuẫn của cổ đông nước ngoài.
(VNF) - Dù liên tục vượt kế hoạch kinh doanh trong các năm gần đây nhưng PNJ vẫn thận trọng đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 31.607 tỷ đồng, giảm 17% so với kết quả đạt được năm trước. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế ở mức gần 1.960 tỷ đồng, thấp hơn 7% so với mức kỷ lục 2.113 tỷ đồng đạt được trong năm 2024.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.