Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Được biết 500 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội này đang ảnh hưởng đến quyền lợi của hơn 16.500 người lao động trên địa bàn TP. Hà Nội. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm của hàng trăm người lao động trong suốt gần 2 năm.
Theo danh sách được công bố, doanh nghiệp có số nợ bảo hiểm xã hội lớn nhất là Công ty trách nhiệm hữu hạn May mặc Xuất khẩu VIT Garment (huyện Mê Linh) với số tiền trên 18,7 tỷ đồng của hơn 900 người lao động trong thời gian 16 tháng.
4 doanh nghiệp cũng có số nợ trên 10 tỷ đồng gồm: Công ty Cổ phẩn Cầu 12 CIENCO 1 (quận Long Biên) nợ hơn 11,8 tỷ đồng với thời gian 14 tháng; Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 (quận Đống Đa) nợ hơn 11 tỷ đồng với thời gian 24 tháng; Xí nghiệp cầu 17-CIENCO 1 (quận Ba Đình) nợ hơn 10,5 tỷ đồng trong 23 tháng; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi Sông Tích (huyện Sơn Tây) nợ hơn 10,1 tỷ đồng trong 10 tháng.
Ngoài những doanh nghiệp có số nợ lớn, cũng có những doanh nghiệp chỉ nợ hơn 100 triệu đồng nhưng thời gian nợ rất dài, lên tới 23 - 24 tháng. Người lao động của những doanh nghiệp nợ bảo hiểm này không được hưởng chế độ trợ cấp của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Một số doanh nghiệp có thời gian nợ bảo hiểm xã hội kéo dài là do hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên nhiều doanh nghiệp đã giải thể, phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động.
Được biết liên quan hành vi trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Hà Nội cũng đã lên tiếng cảnh báo các đơn vị, doanh nghiệp về việc có thể phải đối mặt với án phạt nghiêm khắc theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
Theo đó, với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, chủ doanh nghiệp có thể sẽ chịu mức phạt tù lên tới 7 năm và tiền phạt lên tới hàng tỷ đồng.
Điều 216 Bộ luật Hình sự đã quy định: Người nào gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ 6 tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Các hành vi phạm tội được nêu làm căn cứ áp dụng chế tài trên gồm: Trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đến dưới 300 triệu đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến 50 người lao động. Nếu pháp nhân thương mại phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng.
Điều 216 cũng quy định phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm với các hành vi: Phạm tội 2 lần trở lên; trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 đến dưới 200 người; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại Điểm a hoặc Điểm b, Khoản 1, Điều 216 của Bộ luật Hình sự. Nếu pháp nhân thương mại phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng.
Trường hợp hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 - 7 năm: Trốn đóng bảo hiểm 1 tỷ đồng trở lên; trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại Điểm b hoặc Điểm c, Khoản 2, Điều 216 của Bộ luật Hình sự. Nếu pháp nhân thương mại phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 1-3 tỷ đồng.
Ngoài ra, Bộ luật Hình sự cũng quy định, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.