Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị đã có văn bản đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện pháp luật của 11 doanh nghiệp trên địa bàn do nợ thuế.
Cụ thể, 11 doanh nghiệp nợ thuế gồm: Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đông Á, Công ty cổ phần Sông Đà 27, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Lào, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Hà Tĩnh, Công ty cổ phần Sơn Penmax, Công ty TNHH Sản xuất Vật liệu Xây dựng 36, Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại 388, Công ty TNHH Tiến Phát, Công ty cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Tĩnh, Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Hợp Nhất, Công ty TNHH MTV sắt Vũ Quang.
Cục Thuế Hà Tĩnh đã làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh để xác minh hồ sơ của 11 doanh nghiệp với số tiền thuế nợ 33 tỷ đồng, làm cơ sở áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế bằng hình thức tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang chây ì nộp thuế.
Theo Phòng Quản lý nợ - Cục Thuế Hà Tĩnh, từ đầu tháng 11/2022, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 4031/TCT-QLN về việc tăng cường triển khai các biện pháp thu hồi và xử lý nợ thuế. Theo đó, ngành thuế Hà Tĩnh đề xuất thực hiện biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế. Bước đầu, giải pháp này đã tạo một số chuyển biến tích cực từ phía các doanh nghiệp và công tác thu hồi nợ đọng thuế.
Theo số liệu của Cục Thuế Hà Tĩnh, đến ngày 31/10/2022, tổng tiền thuế nợ toàn ngành là 941,7 tỷ đồng, chiếm 12% trên tổng dự toán thu ngân sách cả năm 2022. Tuy nhiên, từ tháng 11 đến nay, nhờ áp dụng mạnh biện pháp cưỡng chế, Cục Thuế Hà Tĩnh đã thu tiền nợ thuế đạt gần 100 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ toàn ngành xuống còn 5% trên tổng dự toán thu ngân sách cả năm 2022.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.