Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt tại Hà Tĩnh của Công ty Bình Hà được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư vào ngày 15/4/2015 với tổng diện tích đất khảo sát khoảng 6.119,28ha. Quy mô đầu tư dự kiến khoảng 150.000 con bò/năm và tổng mức đầu tư 4.223 tỷ đồng.
Đây là một “siêu dự án” trong lĩnh vực nông nghiệp, là một trong dự án nông nghiệp lớn nhất miền Bắc.
Dự án được triển khai tại 4 xã của huyện Cẩm Xuyên và 3 xã của huyện Kỳ Anh. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể ngày ngày có quyết định cho thuê đất.
Thời điểm đó, dự án được kỳ vọng góp phần phát triển chăn nuôi bò giống, bò thịt theo quy trình công nghệ cao, với sản phẩm bò thịt chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, góp phần thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
Đến ngày 12/1/2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định số 99 điều chỉnh dự án trên. Theo đó, quy mô đầu tư chăn nuôi khoảng 254.200 con bò/năm và tổng mức đầu tư 4.582 tỷ đồng. Diện tích sử dụng đất 2.163,5ha, trong đó huyện Cẩm Xuyên 1.578,6ha và huyện Kỳ Anh 584,9ha.
Để thực hiện dự án này, ngân hàng BIDV hỗ trợ về vốn. Thời điểm đó, ông Trần Bắc Hà đã ký quyết định tài trợ vốn cho Công ty Bình Hà với tổng giá trị cho vay hơn 3.100 tỷ đồng.
Thông tin với báo chí tại cuộc họp sáng nay (26/5), Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh Trần Việt Hà cho biết dự án Chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu tại Hà Tĩnh của Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà sau thời gian hoạt động kém hiệu quả và lãnh đạo công ty bị khởi tố, công ty đã xây dựng Đề án tái cơ cấu và đề xuất điều chỉnh dự án.
Theo quyết định chấp thuận điều chỉnh, tái cơ cấu của tỉnh Hà Tĩnh dự án quy mô giảm còn 35.000 con bò, bổ sung thêm quy mô trồng các loại dứa, chuối, ngô, cây ăn quả, cỏ, dược liệu... dự kiến 934 ha; diện tích đất giảm quy mô từ 2.163ha xuống còn 1.227 ha; tổng vốn đầu tư giảm còn 1.800 tỷ đồng; tiến độ thực hiện trong vòng 36 tháng kể từ ngày ban hành Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Việc điều chỉnh, tái cơ cấu đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận điều chỉnh tại Quyết định số 29 ngày 11/5/2021.
“Hiện nay, công ty đã nhập 1.000 còn bò về khu chăn nuôi tại huyện Kỳ Anh và đang tiếp tục kế hoạch nhập đủ 5.000 con. Công ty cũng đã triển khai trồng thí điểm dứa MD2 trên diện tích 50ha, bước đầu ổn định, sinh trưởng tốt; ngoài ra trồng thêm khoảng 100ha sắn, 40ha ngô sinh khối”, ông Trần Việt Hà thông tin.
Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán từ năm 2015 đến nửa đầu năm 2018, Công ty Bình Hà xác định kể từ khi thực hiện dự án chăn nuôi bò tại Hà Tĩnh, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lỗ lũy kế 915 tỷ đồng (năm 2015 lỗ 14,3 tỷ đồng, năm 2016 lỗ 261 tỷ đồng, năm 2017 lỗ 519 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2018 lỗ 120 tỷ đồng).
Còn theo số liệu kế toán của công ty đến tháng 11/2018, tổng tài sản chỉ còn 569 tỷ đồng/tổng dư nợ vay cả dài hạn và ngắn hạn là 1.459 tỷ đồng.
Tại thời điểm khởi tố vụ án hình sự vào tháng 11/2018, Công ty Bình Hà xác định với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trên thì không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh. Số tiền BIDV không có khả năng thu hồi 890 tỷ đồng.
Quá trình điều tra đến nay, BIDV cũng đã nỗ lực phối hợp với cơ quan điều tra thu hồi thêm được 207 tỷ đồng nên tổng dư nợ gốc của Công ty Bình Hà chỉ còn 1.252 tỷ đồng. Cùng với đó, số tiền BIDV không có khả năng thu hồi đến nay là 683 tỷ đồng.
Đồng thời, BIDV đề nghị ghi nhận thêm các chi phí hợp lý, hợp lệ hình thành lên tài sản của Công ty Bình Hà, chưa được ghi nhận vào số tiền 569 tỷ đồng tổng tài sản trên sổ sách của công ty.
Nếu cho đối trừ số tiền này thì số tiền BIDV không có khả năng thu hồi tại Công ty Bình Hà chỉ còn 311 tỷ đồng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.