Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (C03) Bộ Công an đã ban hành kết luận vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.
Trong kết luận này, quá trình hoạt động, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xây dựng hệ sinh thái với hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước, được chia thành nhiêu tầng lớp, với hàng trăm cá nhân được thuê đứng tên đại diện pháp luật hoặc là người có quan hệ họ hàng, cán bộ, công nhân viên Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát được chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, nhóm định chế tài chính tại Việt Nam gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng SCB), Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt, Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Việt Vĩnh Phú. Trong đó, SCB có vai trò đặc biệt quan trọng, được sử dụng như một công vụ tài chính để cấp vốn cho các công ty trong hệ sinh thái.
Nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phần lớn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn ... đều là công ty có vốn điều lệ lớn, nắm cổ phần chi phối các công ty con, công ty thành viên, như Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng...
Nhóm các công ty được gọi công ty “ma” tại Việt Nam được thành lập để lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án, vay vốn ngân hàng, thực hiện việc đảo nợ hoặc ký họp đồng hợp tác, thi công...
Mạng lưới công ty tại nước ngoài, tài liệu cho biết bà Trương Mỹ Lan xây dựng mạng lưới nhiều công ty vỏ bọc tại các vùng lãnh thổ, quốc gia “thiên đường thuế” phục vụ hoạt động đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài hoặc sử dụng danh nghĩa “nhà đầu tư nước ngoài” đầu tư vào Việt Nam có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn, tài sản của gia đình Trương Mỹ Lan tại nước ngoài.
Trong kết luận điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra cho biết Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có vốn điều lệ là 13.000 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật là Trương Huệ Vân - cháu của Trương Mỹ Lan.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có 4 cổ đông, gồm Trương Mỹ Lan sở hữu 780 triệu cổ phần, chiếm 60%. Công ty cổ phần Emerald, đại diện là Trương Huệ Vân sở hữu 260 triệu cổ phần, chiếm 20%.
Đáng chú ý, danh sách cổ đông của Vạn Thịnh Phát còn có sự xuất hiện của 2 người con gái của vợ chồng bà Trương Mỹ Lan và ông Chu Lập Cơ là Chu Duyệt Hằng và Chu Duyệt Phấn. 2 người con của bà Lan đều mỗi người sở hữu 130 triệu cổ phần, chiếm 10% và giữ chức thành viên HĐQT tại tập đoàn này.
Trong hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Chu Duyệt Hằng và Chu Duyệt Phấn còn là cổ đông tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát. Tại đây, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nắm giữ 49% cổ phần và Công ty cổ phần Emerald, đại diện là Trương Huệ Vân sở hữu 20% cổ phần. 31% cổ phần còn lại được chia đều cho Chu Duyệt Hằng và Chu Duyệt Phấn.
Trong 2 người con của của vợ chồng bà Trương Mỹ Lan và ông Chu Lập Cơ, Chu Duyệt Hằng xuất hiện trên truyền thông nhiều hơn. Chu Duyệt Hằng từng theo học Đại học Hong Kong ngành Hành chính công. Nhưng với niềm đam mê ẩm thực, cô chuyển hướng kinh doanh nhà hàng thông qua việc thành lập ZS Hospitality Group và giữ chức Chủ tịch HĐQT khi mới 22 tuổi.
Công ty này đặt trụ sở ở Hongkong và sở hữu chuỗi 5 thương hiệu nhà hàng châu Á gồm: Ying Jee Club, Whey, Hansik Goo, J.A.M, Miss Lee. Năm 2017, Chu Duyệt Hằng lập nên công ty Capital Advance Limited, đặt cùng trụ sở với ZS Group và giữ chức CEO đến nay.
Về phần Chu Duyệt Phấn, người này gần như không công khai bất cứ thông tin cá nhân nào, bao gồm cả hình ảnh. Mọi đề cập đến Duyệt Phấn đều liên quan đến công việc kinh doanh của Vạn Thịnh Phát.
Theo nhiều nguồn tin, Chu Duyệt Phấn là Tổng giám đốc Công ty cổ phần bảo trợ tập đoàn Vạn Thịnh Phát, doanh nghiệp từng ủng hộ 1.450 tỷ đồng cho Quỹ vaccine phòng dịch Covid-19.
Trước đó, năm 2015, Công ty cổ phần Minerva của Chu Duyệt Phấn cũng là 1 trong 3 cổ đông sáng lập sở hữu 80% cổ phần, đã thâu tóm căn biệt thự cổ tại 3 mặt đường Nguyễn Thị Diệu, Bà Huyện Thanh Quan và Võ Văn Tần với giá trị 35 triệu USD (khoảng 805 tỷ đồng).
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.