Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại cuộc họp báo về chống gian lận xuất xứ của ngành hải quan chiều 19/7, báo chí đặt câu hỏi về việc kiểm tra các đơn vị cung cấp linh kiện cho Asanzo.
Bà Nguyễn Thu Nhiễu - Phó cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, đã nhận được danh sách doanh nghiệp đầu vào - bán hàng và linh kiện cho Asanzo từ báo Tuổi trẻ TP. HCM và Bộ Công an. Tuy nhiên, có sự trùng lặp ở 2 danh sách này và có 4 đơn vị đã không còn hoạt động hoặc bị khởi tố (Công ty Sa Huỳnh). Do đó cơ quan hải quan đã kiểm tra 27 doanh nghiệp.
Với 56 doanh nghiệp đầu ra – đơn vị tiêu thụ hàng cho Asanzo, theo bà Nhiễu, qua xác minh chỉ còn 16 doanh nghiệp đang hoạt động, số còn lại đã ngừng hoạt động.
"Hiện nay Cục Kiểm tra sau thông quan vẫn đang rà soát, thu thập thông tin và phối hợp với các đơn vị liên quan. Đến nay chưa có kết quả cuối cùng, dù một số công ty đã có kết quả sơ bộ", bà Nhiễu nói.
Ông Âu Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Giám sát và quản lý hải quan (Tổng cục Hải quan) cũng cho biết, cơ quan này vẫn chưa có kết quả kiểm tra cuối cùng liên quan tới nghi vấn Asanzo.
"Hải quan đang phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, thuế rà soát lại quá trình sản xuất, nhập khẩu linh kiện của Asanzo về sản xuất. Chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/7 theo yêu cầu và sẽ công bố công khai khi có kết quả", ông Tuấn nói. Tuy nhiên, ông Tuấn thừa nhận, có khoảng trống pháp lý trong quy định ghi nhãn mác xuất xứ "made in Viet Nam", khiến doanh nghiệp lợi dụng.
Theo đó, Nghị định 43 quy định về nhãn mác hàng hoá, nhưng đối chiếu với quy định về xuất xứ thì chỉ áp dụng với hàng xuất khẩu, nhập khẩu mà không áp dụng với hàng sản xuất, lưu thông trong nước. "Đây là khoảng trống pháp lý để doanh nghiệp lợi dụng và cần hoàn thiện thì mới có cơ sở pháp lý để điều chỉnh những trường hợp tương tự như của Asanzo", ông Tuấn nói.
Cục trưởng Cục Giám sát và quản lý hải quan nói thêm, hiện tượng tương tự đang diễn ra khá nhiều, nhất là trong sản xuất hàng gia dụng và các doanh nghiệp phần lớn nhập khẩu linh kiện điện tử từ Trung Quốc.
"Trung Quốc là thị trường cung cấp phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, không chỉ gia dụng, hàng dệt may... Thống kê của hải quan cho biết, tỷ trọng nhập nguyên liệu từ Trung Quốc rất lớn", ông Âu Anh Tuấn cho biết.
Lãnh đạo Cục Giám sát và quản lý hải quan kiến nghị Bộ Công Thương sửa đổi quy định Nghị định 43, Thông tư 05 để đưa ra quy tắc xuất xứ đối với hàng hoá sản xuất tại Việt Nam lưu thông ở thị trường trong nước. Đây sẽ là cơ sở, tiêu chí để các cơ quan hải quan kiểm tra xác định hàng hoá này có thể gắn mác "Made in Vietnam" hay không.
Trước đó, tại cuộc họp của Bộ Công Thương hồi đầu tháng 7, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cũng thừa nhận, hiện chưa có quy định rõ ràng xác định xuất xứ hàng hoá như nào được gọi là "sản xuất tại Việt Nam", "hàng hoá của Việt Nam".
Theo quy định hiện hành tại Nghị định 43/2017, hàng hoá lưu thông trong nước bắt buộc phải dán nhãn tên người sản xuất, tổ chức cá nhân, xuất xứ hàng hoá. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tự xác định và có trách nhiệm với thông tin về xuất xứ mình đưa ra.
Trước đó, theo điều tra của báo Tuổi Trẻ TP HCM, Công ty cổ phần điện tử Asanzo đã nhập hàng loạt thiết bị điện tử xuất xứ Trung Quốc như nồi cơm điện, lò nướng, tivi, máy lạnh, loa... về bóc tem "made in China" và dán nhãn Việt Nam để bán ra thị trường. Trả lời báo chí ngày 23/6, ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch HĐQT Asanzo khẳng định không có chuyện bóc tem Trung Quốc rồi dán tem Việt Nam lên. Theo ông Tam, Tivi Asanzo có 3 linh kiện được nhập từ Trung Quốc gồm: bo mạch, tấm panel và tấm kính (màn hình) chiếm khoảng 70% trên toàn sản phẩm. Còn tất cả chi tiết khác như là vỏ nhựa, remote điều khiển... do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.