'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giải thích nhận định này, luật sư Trần Ngọc Trung từ hãng luật Baker & Mckenzie tại tọa đàm “Thế nào là Made in Vietnam" cho rằng Việt Nam hiện tham gia cả hai hiệp định thương mại tự do là Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA).
Trong trường hợp một doanh nghiệp nhập toàn bộ hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam chỉ lắp ráp đơn giản, chiếu theo quy định của ATIGA có thể doanh nghiệp đó không được dán nhãn “Made in Vietnam”.
Tuy nhiên, nếu xét theo quy định tại ACFTA, hàng hoá đó vẫn có thể được coi sản xuất tại Việt Nam. Bởi, quy định tại thỏa thuận thương mại này cho phép tất cả nguyên liệu nhập khẩu từ các nước thành viên, trong đó Trung Quốc, có thể được coi là sản phẩm của Việt Nam khi quy trình sản xuất cuối cùng được thực hiện tại Việt Nam.
“Đây là vấn đề rất khó, cơ quan quản lý cũng không đủ nguồn lực để đánh giá tận gốc của vấn đề. Việc ghi xuất xứ ở đâu là muôn hình vạn trạng, tùy biến”, ông Trung nói, “Bản thân quy định của các nước cũng cho thấy sự tuỳ biến rất cao”.
Các nhà sản xuất và nhập khẩu có quyền tự xác định xuất xứ, trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật hiện hành, hoặc hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia. Việc xác định quy tắc xuất xứ là không đơn giản, thậm chí một doanh nghiệp lớn, là khách hàng của hãng luật này, cũng từng lúng túng và mắc sai lầm trong việc xác định nguồn gốc xuất xứ.
Hiện nay, việc ghi xuất xứ trên nhãn hàng hóa được thực hiện theo Nghị định 43 ban hành năm 2017 của Chính phủ. Nghị định này quy định bắt buộc mọi hàng hóa lưu hành tại Việt Nam đều phải dán nhãn. Trên nhãn đó có một số thông tin bắt buộc như tên nhà sản xuất, tên tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm lưu thông hàng hóa và xuất xứ hàng hoá... Nghị định này cũng quy định các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lưu thông hàng hoá có trách nhiệm tự xác định thông tin để đưa lên nhãn hàng hoá.
Tuy nhiên, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thương mại khác nhau. Các hiệp định này có các quy định về hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng lại chưa có quy định áp dụng với nhãn hàng tại thị trường nội địa.
Một lãnh đạo của Bộ Công Thương khi trao đổi với báo giới cũng từng cho rằng Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về việc xác định tỷ lệ hàng hóa như thế nào được coi là hàng hóa xuất xứ Việt Nam hoặc hàng hóa của Việt Nam. Vì vậy, Bộ Công Thương đang soạn thảo một văn bản quy định về việc thế nào là hàng hoá sản phẩm của Việt Nam và hàng hóa sản phẩm sản xuất tại Việt Nam để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước.
Theo bà Bùi Kim Thùy, chuyên gia trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa, trong khi cơ quan quản lý đang nợ một văn bản pháp lý thế nào là "Made in Vietnam", doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất hàng hóa và ghi nhãn “Made in Vietnam" không vi phạm quy định pháp luật. “Điều cần quan tâm là người tiêu dùng đánh giá chất lượng hàng hóa đó như thế nào”, bà Thùy nói.
Sau những sự việc "nhập nhằng" xuất xứ hàng hóa như Khaisilk và Asanzo, việc đưa ra tiêu chí thế nào là "Sản xuất tại Việt Nam", "Made in Vietnam" là cần thiết. Bộ Công Thương đang soạn thảo quy định về vấn đề này.
Các quy định hiện hành đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước đã chi tiết về quy tắc xuất xứ, đặt ra yêu cầu xác định tỷ lệ giá trị hàm lượng từ một quốc gia, khu vực của hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan và không yêu cầu bắt buộc về việc ghi nhãn hàng hóa. Tuy nhiên, với hàng hóa tiêu thụ trong nước, hiện còn thiếu quy định chặt chẽ để yêu cầu các doanh nghiệp trong việc ghi nhãn hàng hóa "Sản xuất tại Việt Nam", "Made in Vietnam".
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.