Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo ông Trần Ngọc Trung, Luật sư, Cố vấn cho Công ty Luật Baker & Mckenzie: Vấn đề của Asanzo, nếu sử dụng linh kiện nhập Nhật để làm Made in Việt Nam thì dư luận có dậy sóng không? Ở đây, việc Asano bị dư luận lên án theo ông Trung xuất phát từ sự kỳ thị của người Việt vào hàng Trung Quốc nên không chấp nhận các sản phẩm này xuất xứ từ Trung Quốc mà ghi Made in Vietnam.
Luật sư Trung cho rằng, hiện Việt Nam tồn tại 2 bộ quy tắc xuất xứ, ưu đãi và không ưu đãi, trong quy định dán nhãn hàng hóa" Made in", cơ quan Nhà nước cấp quyền cho nhà nhập khẩu, doanh nghiệp tự dán nhãn trên cơ sở các quy định pháp luật và các cam kết Hiệp ước mà Việt Nam tham gia. Điều đó có nghĩa, trong các xung đột, cam kết quốc tế, doanh nghiệp tự chịu tách nhiệm.
Tôi cũng không nắm rõ được quy trình lắp ráp của Asanzo về các thiết bị điện tử đến đâu. Tuy nhiên, khả năng doanh nghiệp tự ghi xuất xứ Việt Nam là đúng vẫn có thể xảy ra.
Đơn cử như hiện nay đối chiếu với Hiệp định tự do thương mại ASEAN và Trung Quốc thì sản phẩm mà không có nguồn gốc từ Việt Nam, không được ghi Made in Vietnam. Tuy nhiên, với hiệp định WTO mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên thì doanh nghiệp có thể được phép.
Ông Trung lý giải: Nguyên tắc cộng gộp của WTO là hàng sản xuất cuối cùng ở quốc gia nào có nhập thiết bị từ một nước thứ 2 trong WTO thì có quyền ghi "Made in" ở nước sản xuất cuối cùng.
Chuyên gia (đề nghị dấu tên) của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Asean tại Việt Nam cho hay: Chúng ta quen nghe "Made in USA, Vietnam hay Japan" nhưng thực tế chuỗi cung ứng toàn cầu và chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu đã mở rộng ra khắp thế giới theo kiểu "Made in the World".
Vị chuyên gia này khẳng định: Với bất kỳ một quy tắc xuất xứ nào trên thế giới hiện nay, quy tắc đầu tiên, cơ bản là công đoạn chế biến đầu tiên, chế biến, chế tạo trên quốc gia, lãnh thổ, vùng thì nơi đó có thể được gắn là xuất xứ nơi đó, nên nhớ là "có thể" thôi.
"Cho nên nếu Asanzo có toàn bộ linh kiện từ Trung Quốc nhưng họ chứng minh được công đoạn cuối cùng diễn ra tại nhà máy (chưa nói đơn giản hay không) thì họ ghi "Made in Vietnam" cũng không sao cả", bà này cho hay.
Vị này lý giải bởi hiện Việt Nam chưa có Nghị định, hay thông tư nào về "Made in Vietnam", nói cách khác Nhà nước đang nợ doanh nghiệp, nợ người tiêu dùng một quy chuẩn.
Theo đại diện của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Asean: Asanzo chỉ sai khi Hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng cao cấp nhãn hiệu "Hàng Việt Nam chất lương cao" cho ti vi, điều hòa nhưng không cấp cho các loại thiết bị khác như lò vi sóng, ấm đun nước, máy siêu tốc...
Nếu Asanzo nhập nguyên chiếc các loại lò vi sóng, ấm đun nước, máy siêu tốc từ Trung Quốc về Việt Nam bóc tem đi, có tình dán tem "Made in Vietnam". Đây mới là hành vi lừa dối người tiêu dùng Việt Nam thực sự.
Đại diện của Họi đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN nói: Hiện việc ghi "Made in" ở nhiều nước hiện có tính "tùy biến" và có nhiều quốc gia chưa thống nhất khái niệm "Made in".
Vị này cho biết, các quốc gia sẽ tùy biến nếu hàng có giá trị gia tăng lớn thì họ mới chú trọng làm "made in" để không ai đội lốt thương hiệu quốc gia được. Còn đối với mặt hàng giá trị gia tăng thấp, nhưng doanh nghiệp có cơ hội làm được nhiều để có nhiều hàng bán nhanh, nhiều, tốt, rẻ thì họ mới làm.
Theo bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại (VCCI): Hiện nay, việc cắt bỏ hoặc xóa bỏ nhãn mác là hành vi gian lận, lừa dối người tiêu dùng.
Tuy nhiên, gia công lắp ráp thiết bị điện tử tại Việt Nam như thế nào thì chúng ta mới mổ xẻ. Doanh nghiệp phải bày ra, tháo ra, từng thiết bị họ nhập chỗ nào, cái gì sản xuất ở Việt Nam. Nếu toàn bộ linh kiện nhập khẩu chỉ gá lắp tuốc lơ vít tại Việt Nam thì không được, gia công đơn giản thì không thể chấp nhận hàng đó là "Made in Vietnam" được.
Chúng tôi thời gian qua đã kiểm tra việc doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam với vốn nhỏ, chỉ dựng xưởng kho nhưng lại xuất đi nhiều.
Bà này cho rằng đang xuất hiện nguy cơ doanh nghiệp đang hưởng luồng xanh hải quan (chỉ kiểm tra khai báo hóa đơn, không kiểm tra hàng thực tế) lợi dụng đưa hàng thành phẩm hoặc bán thành phẩm vào Việt Nam, rồi gia công sơ để xuất đi nước khác.
Doanh nghiệp bây giờ tinh vi lắm, trước họ tạm nhập tái xuất, cơ quan quản lý phát hiện ngay. Nhưng hiện nay, công ty A nhập về, lại bán cho B, rồi công ty C... Rất khó truy xuất nguồn gốc.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.