Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Những ngày tháng 4/2019, đỉnh điểm mùa nóng nhất tại miền Nam, công nhân vẫn làm việc 3 ca liên tục trên công trường một nhà máy điện mặt trời tại tỉnh Tây Ninh. Những kỹ sư tự hào kể rằng họ có thể thi công một nhà máy điện mặt trời công suất 600 MW chỉ trong 6 tháng, trong khi để có một nhà máy thủy điện công suất tương tự mất tới 6-7 năm.
Đầu năm 2019 chứng kiến “cuộc chạy đua” của những dự án điện mặt trời, cố gắng hoàn thành trước ngày 30/6/2019 để hưởng giá ưu đãi, bán hòa lưới là 9,35 UScent/kWh (khoảng 2.100 đồng).
Theo tính toán, năm 2018, công suất lắp đặt điện mặt trời ở Việt Nam mới chỉ đạt 105 MW thì đến nay đã vượt 17.000 MW (gấp 162 lần), con số kỷ lục của ngành điện Việt Nam.
Công suất lắp đặt của điện mặt trời chiếm 25% nguồn cung sơ cấp, nhưng chỉ chiếm khoảng 9% sản lượng hệ thống. Thậm chí, trong năm 2020, sản lượng điện mặt trời chỉ chiếm 4,3%. Khó vận hành, thiếu ổn định, chi phí cao trong khi dư thừa công suất đang là những hệ lụy của điện mặt trời với hệ thống điện quốc gia.
Đầu năm 2019, nhà máy điện mặt trời Cư Jút (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) cũng trong “cuộc đua” để hưởng ưu đãi theo quyết định của Thủ tướng. Chủ đầu tư tính toán bỏ ra 1.367 tỷ đồng để làm một nhà máy điện mặt trời với công suất 50 MW, lượng điện bình quân gần 95 triệu kWh/năm, doanh thu ước đạt 200 tỷ đồng/năm.
Tổng vốn đầu tư đã bao gồm chi phí tài chính. Như vậy, theo ước tính của chủ đầu tư, chỉ khoảng 7 năm là dự án thu hồi vốn, các năm tiếp theo thu về dòng tiền đều trên dưới 200 tỷ mỗi năm. Trong khi đó, thi công một dự án điện mặt trời được cho là rất dễ dàng. Các chủ đầu tư cần tìm kiếm khu đất, sau đó đóng trụ bê tông, lắp giá đỡ pin mặt trời lên. Pin mặt trời lắp lên giá được nhập khẩu nên không mất nhiều thời gian.
Sự hấp dẫn đó khiến cho hàng trăm dự án điện mặt trời xếp hàng để bổ sung vào quy hoạch điện VII. Theo Bộ Công Thương, riêng năm 2020, có 92 dự án điện mặt trời được đưa vào vận hành và phát điện với tổng công suất lắp đặt là 6.165 MWp. Trong đó hàng chục dự án khác “xếp hàng” chờ bổ sung. Cũng vì vậy, trên thị trường từng xuất hiện tình trạng mua đi - bán lại dự án điện mặt trời để hưởng ưu đãi.
Lý do để phát triển điện mặt trời được Bộ Công Thương đưa ra khi dự báo khả năng thiếu điện giai đoạn 2021-2024, với lượng điện thiếu hụt sẽ tăng từ 400 triệu kWh năm 2021, lên cao nhất đến 13,3 tỷ kWh vào năm 2023 và giảm xuống khoảng 11 tỷ kWh vào năm 2024.
Để giảm nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2021-2025, một trong những giải pháp được đề xuất là đẩy mạnh phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo, nhất là nguồn điện mặt trời do có thể thực hiện nhanh, đáp ứng tiến độ vận hành ngay từ năm 2021.
Tổng công suất nguồn điện mặt trời dự kiến phát triển giai đoạn đến năm 2025 là 14.450 MW và đến năm 2030 là 20.050 MW.
Không chỉ dừng lại ở điện mặt trời trang trại, điện mặt trời mái nhà cũng bùng nổ với cơ chế khuyến khích tương tự. Tính đến hết ngày 31/12/2020, hơn 100.000 công trình điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 9.300 MWp.
Trong đó, chỉ riêng 3 ngày (từ 29/12-31/12/2020) đã có thêm hơn 3.000 MW với hơn 10.000 dự án được vận hành. Đây được coi là “cú chạy nước rút” của nhiều dự án để hưởng ưu đãi.
Tuy có công suất lắp đặt lớn, việc huy động điện mặt trời đóng góp vào sản lượng điện chung vẫn rất hạn chế do đặc điểm của nguồn điện này.
Ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), cho biết đặc điểm tự nhiên của điện mặt trời là phụ thuộc vào thời gian nắng trong ngày. Theo đó, nắng mạnh thì phát nhiều điện và tắt nắng thì không phát điện, nên việc vận hành hệ thống điện gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Nguyên tắc điều độ điện là hệ thống sẽ huy động nguồn điện của các nhà máy chào giá từ thấp đến cao để phát lên lưới. Ban ngày, nhất là buổi trưa khi bức xạ mặt trời lên cao nhất, cũng là lúc điện mặt trời cho sản lượng cao nhất. Lúc này, các nhà máy điện mặt trời được xếp huy động ưu tiên sau thủy điện (nguồn rẻ nhất), thậm chí ưu tiên hơn các nhà máy nhiệt điện (dù nguồn này rẻ hơn).
Tuy nhiên, do dịch Covid-19, tiêu thụ điện giảm mạnh khiến nguồn huy động trong ngày, đặc biệt là ngày nghỉ, ngày lễ giảm mạnh. Năm 2020, sản lượng điện thương phẩm chỉ tăng trưởng 2,5%. Do đó, A0 phải cắt giảm nhiều nguồn huy động, trong đó có cả điện mặt trời. Nhiều nhà máy điện mặt trời rơi vào cảnh "không bán được hàng".
Trong khi đó, vào giờ cao điểm tối (khoảng 17h30-18h30) là thời điểm mà nhu cầu tiêu thụ điện cao nhất trong ngày, thì khả năng đáp ứng của hàng chục nghìn MW điện mặt trời hầu như không còn.
Để bảo đảm hệ thống, lại bù vào sự biến thiên theo bức xạ mặt trời, A0 phải huy động các nguồn điện nền là thủy điện và nhiệt điện. Trong khi đó, chi phí để khởi động một nhà máy nhiệt điện là rất lớn, việc tắt - bật không thể diễn ra một cách dễ dàng.
“Để đảm bảo cung cấp điện, hệ thống điện luôn cần phải duy trì sẵn sàng một số tổ máy phát điện truyền thống”, ông Ninh chia sẻ.
Trong khi đó, theo EVN trung bình các loại điện mặt trời đang được mua với giá 1.900 đồng/kWh. Nếu cộng thêm chi phí vận hành và truyền tải thì lên khoảng 2.000 đồng/kWh. Trong khi đó, mức giá bán lẻ trung bình đang là 1.800 đồng. Như vậy, gián tiếp người tiêu dùng đang phải gánh chi phí cho mức giá ưu đãi của điện mặt trời.
Việc xây dựng các nhà máy điện mặt trời ở những nơi tiềm năng, chủ yếu là nơi xa xôi, lại không có đường dây truyền tải lên lưới. Để đầu tư đường dây thường mất nhiều năm, trong khi đó, vốn đầu tư lại tính vào giá điện. Như vậy, gián tiếp người tiêu dùng một lần nữa phải gánh thêm khoản này.
GS. Trần Đình Long, Tổng thư ký Hội Điện lực Việt Nam, cho rằng câu chuyện "bùng nổ" năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời là một vấn đề lớn với nhiều hệ lụy. Ông cho rằng quy hoạch điện đã bị phá vỡ một cách nhanh chóng, có phần trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước.
"Bùng nổ là do mất kiểm soát mới dẫn đến bùng nổ. Khi cấp phép một dự án điện mặt trời, người thẩm định có tham vấn hệ thống vận hành hay không. Việc bùng nổ sẽ gây hệ lụy tới vận hành hệ thống điện và cả người tiêu dùng", ông Long nói.
Đồng tình, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng năng lượng tái tạo bùng nổ nhưng thiếu đồng bộ, phát triển không theo quy hoạch.
"Vậy động lực nào, lợi ích nào để người ta đầu tư bằng mọi giá như vậy? Trách nhiệm của ai trong đầu tư hệ thống truyền tải đồng bộ với hệ thống nguồn điện?", ông nói.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, chuyên gia thẩm định giá, thì cho rằng cần làm rõ các cơ chế chính sách khiến ngành điện gặp khó khăn. Ông cũng cho rằng việc cắt giảm điện năng lượng tái tạo cần cơ chế nào thúc đẩy nhanh, minh bạch để huy động trong bối cảnh phụ tải cao - thấp bởi tác động của Covid-19 sẽ khiến lượng tiêu thụ điện giảm.
"Vậy trách nhiệm của Bộ Công Thương ra sao trong vấn đề này?", ông nói.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu ra thực trạng một số dự án điện năng lượng tái tạo được làm rất nhanh, tranh thủ chính sách ưu đãi, nhưng cũng bán rất nhanh cho nhà đầu tư khác. Bà Lan đề cập đến lo lại về an ninh, quốc phòng khi những dự án điện năng lượng tái tạo thường nằm ở những vị trí nhạy cảm.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.