Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
9 tháng năm 2019, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) ghi nhận doanh thu thuần 45,7 nghìn tỷ đồng (tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái). Lợi nhuận sau thuế đạt 5,6 nghìn tỷ đồng (giảm 17,8%).
Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ mức 22,0% xuống mức 18,3% so với cùng kỳ, chủ yếu do giá quặng sắt tăng cao.
Tuy nhiên, trong báo cáo cập nhật mới đây về Hòa Phát, Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) cho biết giá nguyên nhiên liệu đang có xu hướng giảm từ quý III/2019, khiến áp lực chi phí đầu vào với Hòa Phát đã giảm bớt trong thời gian tới.
Cụ thể, tính tới hiện tại, giá quặng sắt đã giảm trở lại về mức 80 USD/tấn. Theo báo cáo của Vale, Rio Tinto và BHP (3 nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới), công suất bị ảnh hưởng đã được phục hồi phần nào trong quý III/2019.
Còn theo dự báo của S&P Global Platts, cung và cầu của thị trường quặng sắt sẽ cân bằng và ổn định trở lại và giá quặng sắt được kỳ vọng sẽ biến động trong khoảng 70-80 USD/tấn trong năm 2020.
Ngoài ra, giá than luyện kim cũng đang có xu hướng giảm khá mạnh (khoảng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái) sau khi chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh siết chặt nhập khẩu tại 2 cảng ở Đường Sơn - chiếm 35% lượng nhập khẩu than luyện kim của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019.
Về giá bán, giá thép xây dựng của Hòa Phát đã giảm trung bình 8% trong 9 tháng năm nay.
Hiện tại, với xu hướng giảm của giá quặng sắt và than luyện kim, giá thép của Hòa Phát đã giảm thêm 8% nữa xuống 11,5 triệu VND/tấn trong tháng 10.
"Chúng tôi cho rằng đây là chiến lược để chuẩn bị cho việc triển khai công suất từ dự án Dung Quất và sẽ tiếp tục duy trì mức giá này trong thời gian sắp tới để giành thêm thị phần, đặc biệt là ở khu vực miền Trung và miền Nam", FPTS đánh giá.
Tuy vậy, mặc dù việc giảm giá để "kích" thị phần đã giúp sản lượng tiêu thụ lũy kế 10 tháng năm nay đối với thép xây dựng của Hòa Phát đạt 2,2 triệu tấn (tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái) và ống thép đạt gần 600.000 tấn (tăng 10,7%), khiến thị phần thép của Hòa Phát tiếp tục mở rộng nhưng theo FPTS, tăng trưởng về sản lượng tiêu thụ thép xây dựng đang có xu hướng chậm lại do ngành bất động sản suy yếu, đặc biệt ở khu vực miền Nam.
"Trong ngắn hạn, những vấn đề suy yếu của thị trường bất động sản và chậm trễ trong đầu tư cơ sở hạ tầng có thể khiến nhu cầu từ thị trường chậm lại và việc thâm nhập của Hòa Phát sẽ mất nhiều thời gian hơn", công ty chứng khoán này nhấn mạnh.
Theo báo cáo số 13133/SXD-PTN&TTBĐS của Sở Xây dựng, trong 9 tháng năm nay, chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư và không có dự án nhà ở nào được công nhận chủ đầu tư tại TP. HCM.
Chiến lược thâm nhập thị trường miền Nam của Hòa Phát để mở đường cho dự án Dung Quất đang gặp khó do nhu cầu yếu
Dù vậy, trong dài hạn hơn, FPTS vẫn đánh giá khá cao triển vọng của Hòa Phát nhờ động lực tăng trưởng chính đến từ dự án Dung Quất.
Cụ thể, FPTS kỳ vọng dự án Dung Quất sẽ là động lực tăng trưởng chính của Hòa Phát trong giai đoạn sau 2020 với tổng công suất tương đương 115% công suất hiện tại.
Công ty chứng khoán này cho hay, với vị trí địa lý của dự án Dung Quất, thị trường mục tiêu chính của Hòa Phát sẽ là khu vực miền Nam và miền Trung. Hiện tại, hoạt động thâm nhập thị trường của Hòa Phát trong 2 khu vực này vẫn đang tăng trưởng khá tốt, với tổng sản lượng tiêu thụ 9 tháng tăng 70%, chiếm 29,5% tổng sản lượng tiêu thụ.
Trong dài hạn, với lợi thế về chi phí sản xuất thấp, FPTS cho rằng Hòa Phát sẽ gia tăng được thị phần và trở thành một trong những nhà sản xuất lớn nhất tại 2 khu vực này.
Nhưng như đã đề cập, trong ngắn hạn, Hòa Phát vẫn sẽ gặp khó tại thị trường miền Nam do nhu cầu yếu.
Để khắc phục phần nào vấn đề này, Hòa Phát có thể sẽ chuyển đổi một phần sang bán phôi thép cho các doanh nghiệp thép xây dựng trong miền Nam để giải tỏa công suất cho giai đoạn I của dự án Dung Quất (công suất 2 triệu tấn/năm, bằng hơn nửa tổng sản lượng tiêu thụ toàn thị trường miền Trung và miền Nam năm 2018).
Theo đó, trong tháng 10 và 11, Hòa Phát đã bán 60.000 tấn phôi cho Vinakyoei – doanh nghiệp có thị phần thép xây dựng lớn nhất tại miền Nam.
FPTS cho rằng đây là chiến lược hợp lý của Hòa Phát trong bối cảnh nhu cầu thị trường chậm lại, và kỳ vọng giai đoạn I của dự án Dung Quất sẽ hoàn thành bước thâm nhập thị trường trong 2020, cùng với đó, hoạt động 100% công suất từ năm 2021.
Đối với giai đoạn II, dự án được kỳ vọng sẽ đem lại tăng trưởng mạnh cho Hòa Phát trong trung và dài hạn.
Tính tới trước năm 2017, sản xuất thép của Việt Nam vẫn phải dựa khá nhiều vào nhập khẩu, và chủ yếu đến từ Trung Quốc. Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là thép cuộn cán nóng (HRC) – nguyên liệu chính cho các sản phẩm thép dẹt (tôn mạ, ống thép) – do thị trường nội địa chưa sản xuất được sản phẩm này.
Từ sau năm 2017, dự án Formosa Hà Tĩnh đi vào hoạt động và có thể cung ứng được sản phẩm này, nhưng vẫn chưa thể phục vụ hết nhu cầu nội địa.
Hiện tại, nhu cầu nội địa cho sản phẩm HRC khoảng 12 triệu tấn/năm, các sản phẩm thép dẹt của Việt Nam (tôn mạ, ống thép) vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào HRC nhập khẩu, đặc biết là nguồn cung từ Trung Quốc.
Với bối cảnh làn sóng bảo hộ thương mại gia tăng, nhất là với các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, các nhà sản xuất thép dẹt sẽ cần đa dạng hóa nguồn cung đầu vào để giảm thiểu rủi ro bị đánh thuế tại các thị trường xuất khẩu.
FPTS đánh giá HRC sẽ là sản phẩm rất tiềm năng để Hòa Phát có thể khai thác và giai đoạn II của dự án Dung Quất với công suất 2 triệu tấn/năm sẽ tập trung vào sản phẩm này. Đồng thời kỳ vọng đây sẽ là động lực tăng trưởng chính cho Hòa Phát trong giai đoạn 2022 - 2024.
Công ty chứng khoán này dự báo lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát sẽ giảm 10,6% trong năm 2019. Năm 2020, lợi nhuận tăng 8,3%; năm 2021 tăng 41%; năm 2022 tăng 13,3%; năm 2023 tăng 9,8%.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.