Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước.
Bởi vậy, để tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp, trong đó có DNNVV, trong thời gian qua Nhà nước đã ban hành mới nhiều đạo luật quan trọng như: Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp; Luật Doanh nghiệp Nhà nước; Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Phá sản và nhiều văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật này đã tạo nên một khung pháp lý tương đối đầy đủ cho các daonh nghiệp nói chung hoạt động.
Tuy nhiên, trong hoạt động của các DNNVV vẫn còn nhiều mặt yếu kém, trong đó có việc thực hiện pháp luật. Sự yếu kém trong việc thực hiện pháp luật của DNNVV là do những nguyên nhân từ hai phía gây ra: phía DNNVV và phía Nhà nước.
Về phía DNNVV, có những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nhận thức về vai trò, ý nghĩa pháp luật của nhiều chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp còn hạn chế. Tình trạng DNNVV không chú ý tới việc tìm hiểu và thực hiện pháp luật là phổ biến. Nhiều DNNVV chưa có thói quen sử dụng tư vấn pháp luật để áp dụng, thi hành và phòng, chống rủi ro trong kinh doanh.
Thứ hai, nhiều DNNVV còn gặp khó khăn trong việc sử dụng tư vấn pháp luật; hoạt động hỗ trợ của các hiệp hội doanh nghiệp về vấn đề này cũng còn nhiều bất cập. Thực tế này khó giải quyết vì tuyệt đại đa số các DNNVV có tiềm lực tài chính eo hẹp.
Thứ ba, các DNNVV còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thông tin pháp luật. Điều này đã ảnh hưởng đến sự hiểu biết của người quản lý doanh nghiệp về hệ thống pháp luật kinh doanh của nhà nước ta và do đó cũng gây khó khăn cho họ trong việc thực thi pháp luật.
Việc thực thi pháp luật của các DNNVV khó một phần cũng do một số nguyên nhân từ phía Nhà nước, trong đó có hai nguyên nhân chủ yếu là:
Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự quan tâm đến việc phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thi hành pháp luật cho DNNVV. Hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước trong lĩnh vực này được đánh giá là còn nhiều bất cập. Vì vậy, các đối với DNNVV tại các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều gặp khó khăn trong tiếp cận với pháp luật.
Thứ hai, nhiều thắc mắc của DNNVV về nội dung các quy định pháp luật và và việc áp dụng pháp luật chưa được các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm giải đáp kịp thời, do đó cũng làm cho việc thực thi pháp luật của DNNVV gặp khó khăn.
Những nguyên nhân từ hai phía trên đây đã làm cho công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với DNNVV còn kém hiệu quả. Pháp luật được ban hành nhưng chưa được tổ chức thi hành tốt đã ảnh hưởng tới việc xây dựng môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
Đối với DNNVV, cùng với những hạn chế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm, thị trường... việc hiểu biết pháp luật hạn chế đã làm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đã thấp lại càng thấp hơn gây bất lợi cho doanh nghiệp nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Để khắc phục những bất cấp trên, Bộ Tư pháp đã xây dựng đề án thiết lập cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, ngày 28/5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục phổ biến, giáo dục Pháp luật – Bộ Tư pháp cho hay, để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp, cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp; truyền thông về công tác này tới cộng đồng doanh nghiệp để họ biết được quyền của mình trong tiếp cận pháp luật, sử dụng các kênh hỗ trợ từ phía nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; luôn bám sát chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật và nhu cầu từ thực tiễn của đời sống, cộng đồng doanh nghiệp trong triển khai, thực hiện.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.