Không đánh thuế nhà ở của người có thu nhập trung bình trở xuống
Minh Anh -
07/05/2018 19:11 (GMT+7)
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN, PGS. TS Lê Xuân Trường, Học viện Tài chính, cho rằng ngưỡng giá trị không đánh thuế khoảng từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng là không đánh vào nhà ở của người có thu nhập từ trung bình trở xuống, không đánh thuế vào phần lớn nhà ở nông thôn và miền núi.
- Thu thuế tài sản thực chất không phải là vấn đề mới khi cách đây 30 năm chúng ta đã có Pháp lệnh về Thuế nhà, đất. Từ năm 2000 cũng đã đề cập đến việc thu thuế tài sản, nhưng đến nay, Bộ Tài chính mới đề xuất xây dựng Luật Thuế tài sản. Theo ông, liệu có cần ban hành sắc thuế này trong thời điểm hiện nay không?
- PGS.TS Lê Xuân Trường: Thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay chính là thuế tài sản đối với đất. Dự án Luật Thuế tài sản lần này chỉ bổ sung thêm đối tượng chịu thuế là nhà, ô tô, tàu bay và du thuyền. Pháp lệnh Thuế nhà, đất trước đây cũng quy định tạm thời chưa thu thuế nhà.
So với trước đây, thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội đã tăng nhiều, GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay đã thuộc nhóm nước trung bình trên thế giới ở mức khoảng 2.400 USD/người/năm. Trong xã hội đã xuất hiện một tỷ lệ khá lớn những người có thu nhập cao, có nhiều tài sản có giá trị.
Điều này cho thấy, đây là điều kiện chín muồi để ban hành Luật Thuế tài sản; qua đó, tăng cường điều tiết thu nhập của người giàu, góp phần đảm bảo công bằng xã hội và thúc đẩy sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
- Về ngưỡng chịu thuế, có ý kiến cho rằng, ngưỡng 700 triệu đồng sẽ ảnh hưởng đến quyền sở hữu nhà của số đông người dân, vì hiện nay nhà cho người thu nhập thấp cũng tương đương ở mức này. Ông nhận xét như thế nào về điều này?
Giá nhà mà người có thu nhập thấp được mua thực chất bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và giá nhà, chứ không chỉ là giá nhà. Giá đất được tính theo giá do UBND tỉnh quy định. Giá nhà được tính theo suất vốn đầu tư do Bộ Xây dựng quy định.
Nhà ở dành cho người có thu nhập thấp thường có diện tích từ 50 - 70 m2 và cao từ 5 - 10 tầng. Suất vốn đầu tư xây dựng cho nhà chung cư từ 5 - 7 tầng là 8.060.000 đồng/m2; từ trên 7 - 10 tầng là 8.300.000 đồng/m2.
Giả sử một căn hộ cho người có thu nhập thấp với diện tích rộng 70 m2 trong căn chung cư 10 tầng thì giá trị nhà làm căn cứ xác định thuế tài sản chỉ là 581.000.000 đồng, mặc dù căn nhà này có thể được bán từ 900 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng. Điều này cho thấy, người có thu nhập thấp không thuộc diện phải nộp thuế đối với nhà ở.
Với suất đầu tư trung bình 7 triệu đồng/m2 và một hộ gia đình ở trung bình 100 m2 theo mục tiêu của Chiến lược nhà ở quốc gia năm 2020 tầm nhìn 2030 thì ngưỡng giá trị không đánh thuế khoảng từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng là không đánh vào nhà ở của người có thu nhập từ trung bình trở xuống, không đánh thuế vào phần lớn nhà ở nông thôn và miền núi.
- Theo ông, ngưỡng không chịu thuế ở mức nào là hợp lý?
Với quan điểm chỉ điều tiết vào nhà ở của hộ gia đình có mức thu nhập từ trên trung bình trở lên thì ngưỡng chịu thuế như đề xuất trong dự án luật là hợp lý.
- Có ý kiến cho rằng, đánh thuế đối với căn hộ/ngôi nhà thứ hai trở lên sẽ hợp lý hơn. Ông nghĩ sao về điều này?
Đánh thuế căn hộ/ngôi nhà thứ hai không hợp lý, không công bằng bởi hai lý do sau đây: Thứ nhất, diện tích của các căn hộ và ngôi nhà rất khác nhau nên cùng một chung cư nhưng căn hộ 150 m2 có giá trị cao hơn hai căn hộ 60 m2.
Thứ hai, để đánh thuế công bằng thì phải đánh trên giá trị tài sản, giá trị lớn thì nộp thuế cao và ngược lại, nhưng giá trị của nhà không hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng nhà mà còn phụ thuộc vào vị trí nhà, loại nhà cao cấp hay bình dân.
- Vấn đề đặt ra là có hay không việc thuế chồng thuế nếu Luật Thuế tài sản có hiệu lực?
Không có việc đánh trùng thuế ở đây. Bất động sản có hai phần chính là đất (quyền sử dụng đất) và nhà ở, công trình kiến trúc trên đất. Việc đánh thuế với nhà không trùng với đánh thuế sử dụng đất. Đây là hai phần giá trị riêng biệt khi tính thuế tài sản.
Đúng là như vậy và đây cũng là chủ trương của Đảng, Nhà nước ta. Ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả”. Việc thực hiện nghị quyết này không chỉ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị mà còn góp phần tiết kiệm chi ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Hàng loạt vụ án lớn đưa ra xét xử trong thời gian vừa qua cho thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này. Tuy nhiên, siết chặt kỷ luật ngân sách, đổi mới tổ chức bộ máy và chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp, cần nhiều nỗ lực và quyết tâm trong thời gian tới.
Ngoài ra, cần làm tốt hơn việc công khai ngân sách và trách nhiệm giải trình chi tiêu công ở các cấp chính quyền để người dân thấy được đồng thuế mình đóng góp được sử dụng đích đáng và tiết kiệm. Qua đó, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.