'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại hội thảo quốc tế “Những thông lệ tốt nhất về tài chính nông nghiệp, nông thôn dành cho người nghèo - Kinh nghiệm của Việt Nam”, có trên 100 đại biểu từ 14 tổ chức tài chính vi mô, 23 tổ chức tài chính quốc tế, 9 đại sứ quán cùng đại diện bộ, ban ngành, tổ chức xã hội và một số ngân hàng thương mại có dư nợ xoá đói giảm nghèo, “tam nông” tham dự.
Đại diện cho tổ chức tài chính vi mô lớn nhất là Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết trong hơn 15 năm qua, nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần giúp trên 31,5 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút và tạo việc làm cho gần 3,4 triệu lao động.
Cùng đó, có trên 3,5 triệu học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 9,7 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; gần 525 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trên 104 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trên 111 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài...
Nói về hiệu quả hoạt động, ông Trần Hữu Ý, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Chính sách xã hội, cho biết đến nay, dư nợ tại đơn vị này đạt 181.768 tỷ đồng nhưng nợ quá hạn rất thấp, ước 0,42%/tổng dư nợ.
Và, có 3 điểm cốt yếu tạo nên kết quả trên mà đầu tiên là ngân hàng gắn chặt với người nghèo thông qua dài sản phẩm phù hợp. Các sản phẩm này phục vụ nhóm khách hàng từ nghèo đến cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay xuất khẩu lao động… thông qua 20 chương trình tín dụng.
Đáng chú ý, ngân hàng cũng tập cho người nghèo thích ứng dần với lãi suất tiệm cận thị trường. Ví dụ, hộ nghèo: 6,6%/năm, cận nghèo: 7,92%/năm và mới thoát nghèo là 8,25%/năm.
Thứ hai, cũng theo vị này, chính là mô hình điểm giao dịch xã với nhiều tiện ích phục vụ, tuân thủ nguyên tắc bảo vệ khách hàng, thực hiện cung cấp dịch vụ tài chính có trách nhiệm.
“Tại các nơi giao dịch, chúng tôi niêm yết công khai các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với đối tượng thụ hưởng; mức cho vay, lãi suất cho vay từng chương trình; nội quy giao dịch, danh sách hộ vay vốn, số dư nợ, thời hạn trả nợ của từng người vay”, ông Trần Hữu Ý nói.
Theo đó, trong các phiên giao dịch, tổ giao dịch thực hiện việc giải ngân, thu nợ đến từng người vay; thu lãi, thu chi tiền gửi tiết kiệm của tổ viên thông qua tổ, thu chi tiền gửi dân cư; chi trả tiền hoa hồng cho ban quản lý tổ, tiếp nhận hồ sơ vay vốn, xử lý nợ, giao ban với các tổ chức chính trị xã hội, tổ tiết kiệm và vay vốn.
Cũng thông qua các điểm giao dịch tại xã, phường, mỗi tháng, ngân hàng đã tiết kiệm chi phí đi lại giao dịch cho khách hàng tới 350 tỷ đồng.
Thứ ba, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đặt những mục tiêu ứng dụng ngân hàng số. “Chúng tôi không để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bỏ rơi người nghèo”, ông Ý nêu quyết tâm.
Theo ông, từ 2017, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tiến hành triển khai công nghệ số vào hoạt động ngân hàng, bắt đầu với dịch vụ tin nhắn SMS.
Hiện tại, tin nhắn SMS đã nhắc lịch trả nợ, nhắc nợ và số dư tài khoản hàng tháng. Qua đó, nâng cao được tính minh bạch và hiệu quả hoạt động, giúp khách hàng tiếp cận với các dịch vụ tài chính toàn diện, đồng thời cải thiện chất lượng tín dụng và tăng hiệu quả chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng.
Đến 30/6/2018, Ngân hàng Chính sách xã hội đang cung cấp trên 20 chương trình tín dụng, trong đó có các chương trình chính như: cho vay hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ mới thoát nghèo; học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; giải quyết việc làm. Tổng nguồn vốn thực hiện đạt 189.105 tỷ đồng, dư nợ các chương trình tín dụng đạt 181.768 tỷ đồng; trong đó, dư nợ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt 170.739 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 94%. Nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm 0,81%/tổng dư nợ; trong đó, nợ quá hạn chiếm 0,42% tổng dư nợ, nợ khoanh chiếm 0,39% tổng dư nợ. Ngân hàng đặt 10.932 điểm giao dịch xã trên tổng số 11.162 xã, phường, thị trấn trong cả nước. Gần 90% hoạt động nghiệp vụ được thực hiện tại điểm giao dịch xã thông qua Tổ giao dịch. Số phường, thị trấn còn lại là những nơi ngân hàng đóng trụ sở và khách hàng giao dịch tại trụ sở ngân hàng. Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội |
Mang đến hội thảo những kinh nghiệm quý trong ngành tài chính vi mô, ông Nguyễn Thanh Tùng, chuyên gia Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), nói: “Chúng tôi trang bị cho các quỹ phụ nữ phần mềm, từ đó tạo nên nhiều sản phẩm khác nhau. Thời gian vay từ 1 – 18 tháng, độ lớn dư nợ từ 5 – 6 triệu/vòng 1 và đến vòng 2 có thể giãn nở đến mức 10 triệu đồng”.
Ông Tùng cho biết thêm từng có trường hợp nhặt ve chai hàng tháng đã trả xong một khoản nợ tương đương 1 con bò từ nguồn vốn vay IFAD.
Cũng theo ông, trước đây từng có những dự án xoá đói giảm nghèo nhưng khi kết thúc, mọi chuyện lại đâu vào đó. Bởi vậy, IFAD đã hướng các quỹ vay lại nguồn vốn của mình phải tiến tới xoá nghèo bền vững. Tính đến 30/4/2018, IFAD đã hỗ trợ để thiết lập các các quỹ phát triển phụ nữ (WDF) hoạt động hoàn chỉnh ở 11 tỉnh. Tất cả các WDF đã thực hiện đăng ký dự án tài chính vi mô theo Thông tư 20/2017 của Ngân hàng Nhà nước.
Qua đó, phát triển 10.929 tổ tiết kiệm và vay vốn với 90.656 thành viên, cho vay với dư nợ 523 tỷ đồng; huy động được 108 tỷ đồng tiền tiết kiệm để cho các thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn vay lại, nợ xấu chỉ 0,02%.
Đại diện cho quỹ tiếp cận nguồn vốn từ IFAD, bà Nguyễn Thu Ba, Giám đốc Quỹ hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế Bến Tre (FWED) cho biết từ những đồng vốn nhỏ ban đầu từ IFAD, đến nay FWED đã hỗ trợ 500 hộ thoát nghèo, 1.200 hộ chuyển đổi loại hộ nghèo, 90% hộ vay đều tăng thu nhập rõ rệt.
“Ngoài việc cho vay cây trồng vật nuôi, chúng tôi còn cho vay xoá bỏ cầu tiêu trên kênh rạch. Đặc thù người dân Bến Tre là làm cầu tiêu trên sông, kênh rạch cho tiện đủ thứ, trong đó có nuôi cá, chúng tôi muốn người dân thay đổi thói quen để giữ vệ sinh môi trường. Đã có hàng trăm nhà vệ sinh và 2.300 máy lọc nước sử dụng vốn từ FWED”, bà Thu Ba nói.
Nêu lên một số kinh nghiệm về xử lý nợ xấu, bà Nguyễn Thu Ba cho biết thêm trong số 85 tỷ dư nợ của quỹ này thì nợ xấu chỉ 0,02%. “Để quản lý nợ xấu ở mức đó, chúng tôi duy trì áp lực nhóm, người này không trả được thì người kia hộ. Ngoài ra, chúng tôi phân tuổi và nguyên nhân nợ. Nếu mà do thiên tai bất khả kháng, chúng tôi xoá luôn, cùng đó là đặt mục tiêu không để nợ xấu vượt quá 0,02%”, bà Thu Ba nói thêm.
Ông Nguyễn Thanh Tùng (IFAD) nêu một vấn đề khác: “Cần lồng ghép tốt hơn giữa các chương trình tín dụng Agribank, một số ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội với các chương trình các tổ chức tài chính vi mô khác thì mới đẩy cao hiệu quả các chương trình tài chính vi mô”.
Đặc biệt, vấn đề lãi suất theo hướng thị trường cũng được đề cập khá kỹ. Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), muốn giảm lãi suất thì đầu tiên phải tiết giảm chi phí thấp nhất để có được lãi suất hợp lý. Ngoài ra, đối với các nhóm đối tượng thoát nghèo từ các tài chính vi mô thì các ngân hàng thương mại như Agribank phải đón ngay để họ vừa thoát nghèo bền vững, thậm chí tiến tới giàu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.