Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
UBND tỉnh Kiên Giang cùng Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch chung thành phố và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên đến năm 2040, và xúc tiến đầu tư TP. Hà Tiên.
Theo quy hoạch, ngoài định hướng phát triển trên đất liền, địa phương dự kiến sẽ lấn biển, dựng đảo nhân tạo tại khu vực mặt biển rộng hơn 24.750 ha nằm giữa xã đảo Tiên Hải với đất liền.
Trong đó, dự kiến phần lấn biển, xây dựng đảo nhân tạo sẽ có tổng diện tích hơn 11.300 ha.
Trên đất liền, Hà Tiên định hướng phát triển đô thị theo các tuyến Quốc lộ 80, Quốc lộ N1, cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, dọc sông Giang Thành, kênh Vĩnh Tế và kênh Hà Tiên - Rạch Giá, đường ven biển...
Để thực hiện mục tiêu lấn biển, làm đảo nhân tạo, Hà Tiên sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường trên biển phía Nam và Bắc Hà Tiên, gắn khu vực sân bay chuyên dùng, cảng biển. Trong đó có sự tương tác, liên kết theo trục tam giác Phú Quốc - Rạch Giá - Hà Tiên.
Đến nay, TP. Hà Tiên đã được công nhận là đô thị loại 3, một trong những thành phố hấp dẫn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trên cơ sở đó, Hà Tiên định hướng quy hoạch phát triển thành 8 khu vực đô thị, theo cả mô hình truyền thống, du lịch, cửa khẩu, sinh thái...
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cũng đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 4 dự án, tổng diện tích hơn 16 ha, gồm khu nghỉ dưỡng, khu dân cư… có tổng vốn đầu tư trên 2.400 tỷ đồng; trao 17 biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn trên 37.000 tỷ đồng.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.