Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nối tiếp đà thăng hoa trong năm 2021, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sắt thép tiếp tục gặt hái được thắng lợi trong quý I/2022 khi nhu cầu và giá bán loại vật liệu xây dựng này tăng trưởng so với quý liền trước đó. Nổi bật nhất trong ngành sắt thép là Hòa Phát (HoSE: HPG). So với cùng kỳ năm trước, “đại gia” này có doanh thu thuần tăng 43%, đạt 44.058 tỷ đồng và lãi trước thuế tăng 16%, đạt 8.922 tỷ đồng.
Cùng làm ăn tốt còn có Nam Kim (HoSE: NKG) khi doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần 7.151 tỷ đồng, tăng 47%, lãi trước thuế 590 tỷ đồng, tăng 66%; Ống thép Việt Đức VF PIPE (HNX: VGS) với doanh thu thuần 2.506 tỷ đồng, tăng 51%, lãi trước thuế 48 tỷ đồng, tăng 38% và Đại Thiên Lộc (HoSE: DTL) với doanh thu thuần 297 tỷ đồng, tăng 37%, lãi trước thuế 23 tỷ đồng, tăng gấp 21 lần.
Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) và Thép Pomina (HoSE: POM) cùng chứng kiến đà tăng mạnh mẽ của doanh thu thuần, lần lượt tăng 16,7% (đạt 12.661 tỷ đồng) và tăng 61% (đạt 4.356 tỷ đồng). Tuy nhiên, cả hai “đại gia” này đều ngậm ngùi chịu lãi trước thuế suy giảm so với cùng kỳ năm trước: HSG giảm tới 92%, đạt 291 tỷ đồng; POM giảm 12%, đạt 70 tỷ đồng.
“Kém miếng” nhất trong ngành sắt thép có lẽ là Thành Thái (HNX: KKC) khi doanh thu thuần giảm 22%, chỉ đạt 77 tỷ đồng và chịu lỗ trước thuế 1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ có lãi 5 tỷ đồng.
Năm 2022, sắt thép được dự báo đầy triển vọng khi giá thép đang tăng trưởng nhờ sự hỗ trợ của chiến tranh Nga – Ukraine. Các doanh nghiệp lớn như HPG, HSG, NKG… được cho là khá “rộng cửa” để hoàn thành mục tiêu sản xuất – kinh doanh năm nay.
Gỗ cũng là ngành được đánh giá tích cực trong năm 2022. Kết quả kinh doanh quý I của nhóm doanh nghiệp gỗ đã cho thấy khá rõ điều này. Cụ thể, An Cường (UPCoM: ACG) ghi nhận doanh thu thuần 856 tỷ đồng, tăng gần 9%; lãi trước thuế 147 tỷ đồng, tăng 19%.
Là nhà sản xuất gỗ ép hàng đầu với lượng khách trung thành lớn, trong điều kiện thị trường nội địa và xuất khẩu đều tốt lên, ACG được kỳ vọng sẽ lấy lại được đà tăng trưởng doanh thu trong năm 2022, sau 2 năm tăng trưởng âm. Xa hơn, VNDirect cho biết ACG có kế hoạch thành lập liên doanh với Sumitomo để xây dựng nhà máy ván MDF - nguyên liệu đầu vào chính của doanh nghiệp. Dự án ước tính có vốn đầu tư là 2.500 tỷ đồng (109 triệu USD), 40% trong số đó sẽ được tài trợ bằng vốn vay.
Trong liên doanh này, ACG và Sumitomo sẽ sở hữu lần lượt 65% và 35%. Theo ban lãnh đạo ACG, dự án dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quý III/2023, Khi dự án hoàn thành, ACG sẽ trở thành nhà sản xuất ván MDF lớn thứ 4 tại Việt Nam.
Bên cạnh ACG, một “đại gia” ngành gỗ khác cũng có được kết quả tốt là Gỗ Đức Thành (HoSE: GDT). Doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần tăng 8%, đạt 108 tỷ đồng và lãi trước thuế tăng 13%, đạt 25 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu thuần quý I kỷ lục của GDT. Đáng chú ý, biên lãi gộp quý I của GDT đạt 32,4%, cho thấy dấu hiệu phục hồi tốt của công ty, tăng đáng kể so với 3 quý liền trước đó và chỉ kém một chút so với mức kỷ lục 33,2%.
BVSC cho biết GDT dự kiến mua lại một doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất có doanh thu hiện tại khoảng 5 triệu USD. Thương vụ nhiều khả năng sẽ hoàn tất vào cuối quý II/2022 và vận hành sản xuất từ tháng 7. Nếu thương vụ kết thúc đúng thời hạn, doanh thu thuần hợp nhất năm 2022 của GDT có thể đạt 600 tỷ đồng. BVSC cũng dự phóng lợi nhuận GDT sẽ tăng trưởng mạnh năm nay, dựa trên khả năng giao hàng sớm, thay vì dồn về cuối năm.
Cùng với ACG, GDT, Phú Tài (HoSE: PTB) cũng có quý I thắng lợi về gỗ khi doanh thu thuần đạt 1.719 tỷ đồng, tăng 22%; trong đó doanh thu từ sản phẩm gỗ đạt 951 tỷ đồng, tăng 14%. Lãi trước thuế của PTB đạt 180 tỷ đồng, tăng tới 43% so với cùng kỳ năm trước. VCSC dẫn lời ban lãnh đạo PTB cho rằng nhu cầu gỗ nội thất của công ty vẫn đang duy trì tốt tại các thị trường phát triển, đặc biệt tại Mỹ. Công ty đã nhận được đơn đặt hàng để giao hàng đến hết tháng 9/2022.
Ngoài các “đại gia” nêu trên, nhóm doanh nghiệp gỗ có quy mô nhỏ hơn làm ăn không thực sự tốt trong quý I. Cụ thể, Nam Hoa (HoSE: NHT) – doanh nghiệp dẫn đầu về sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ trang trí bằng gỗ - có doanh thu thuần giảm 7%, đạt 222 tỷ đồng và lãi sau thuế tăng 12%, đạt 9,8 tỷ đồng. Đầu tư BKG Việt Nam (HoSE: BKG) có doanh thu thuần giảm 15%, đạt 78 tỷ đồng và lãi trước thuế giảm 12%, đạt 6 tỷ đồng; trong đó, doanh thu từ ván ghép thanh, ván copha chứng kiến đà suy giảm 22%, chỉ đạt 45 tỷ đồng.
Trường hợp Gỗ Thuận An (HoSE: GTA) có khá hơn khi doanh thu thuần tăng 14%, đạt 138 tỷ đồng và lãi trước thuế tăng 14%, đạt 6 tỷ đồng.
Mảng kính, gạch, sứ trên thị trường ghi nhận ưu thế vượt trội của Viglacera (HoSE: VGC), một thành viên của Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX). Kết quý I, doanh thu thuần của VGC đạt 3.832 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán kính gương đạt 859 tỷ đồng (tăng gấp 3,5 lần), biên lãi gộp 39%; doanh thu bán sứ, sen vòi và phụ kiện đạt 254 tỷ đồng (tăng 12%), biên lãi gộp 30%; doanh thu bán gạch ốp lát đạt 591 tỷ (tăng 18%), biên lãi gộp 15,7%; doanh thu bán gạch ngói đạt 416 tỷ (tăng 9%), biên lãi gộp 13,7%. VGC có lãi trước thuế quý I đạt 897 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần cùng kỳ.
Cùng có được tăng trưởng, nhưng ở quy mô nhỏ hơn rất nhiều là Công ty Cổ phần CMC (HoSE: CVT), đơn vị chuyên về gạch ốp lát. Doanh thu thuần quý I của đơn vị này tăng 30%, đạt 341 tỷ đồng, lãi trước thuế tăng 32%, đạt 2,9 tỷ đồng.
Không được tốt như gạch, thị trường đá xây dựng đầu năm 2022 không tích cực do nhu cầu trong nước không cao. Kết quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực đá đa phần không tốt. Đơn vị làm ăn “được” nhất có lẽ là là Hóa An (HoSE: DHA) với doanh thu thuần tăng 18%, đạt 83 tỷ đồng, lãi trước thuế tăng 8%, đạt 24 tỷ đồng; còn lại đều khá kém: KSB (doanh thu thuần tăng 6% nhưng lãi trước thuế giảm 17%, đạt 53 tỷ đồng), NNC (doanh thu thuần giảm 66%, lãi trước thuế chỉ 102 triệu đồng), AMC (doanh thu thuần giảm 8%, lãi trước thuế chỉ 2,1 tỷ đồng) HMR (doanh thu thuần giảm 78%, lãi trước thuế giảm 83%, chỉ 181 triệu đồng), SPI (doanh thu thuần giảm 97%, lỗ trước thuế 2 tỷ đồng)…
Thị trường xi măng cũng dường như chung số phận khi kết quả kinh doanh quý I của nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực này kém tích cực. Cụ thể: VICEM Thương mại Xi măng (HNX: TMX) lỗ trước thuế 703 triệu đồng, Xi măng VICEM Hải Vân (HoSE: HVX) chỉ lãi trước thuế 515 triệu đồng, Xi măng VICEM Hoàng Mai (HNX: HOM) lãi trước thuế chỉ 444 triệu đồng, Xi măng Thái Bình (HNX: TBX) chỉ lãi trước thuế 48 triệu đồng, Xi măng VICEM Hà Tiên (HoSE: HT1) lãi trước thuế giảm 71%, đạt 36 tỷ đồng…
Chỉ một số ít doanh nghiệp có lãi tăng trưởng là: Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) lãi trước thuế 87 tỷ đồng, tăng gấp 8 lần; Xi măng VICEM Bút Sơn (HNX: BTS) lãi trước thuế 22 tỷ đồng, tăng 47%; Xi măng La Hiên VVMI (HNX: CLH) lãi trước thuế 11 tỷ đồng, tăng 36%...
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.