Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong - Trung Quốc (MCSS) vừa công bố báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô Trung Quốc quý II/2020. Báo cáo cho biết trong quý II, GDP Trung Quốc ghi nhận mức tăng 3,2%.
Tuy nhiên, tính chung nửa đầu năm, tăng trưởng của Trung Quốc vẫn giảm 1,6%.
“Kinh tế Trung Quốc đang có sự khôi phục nhanh. Tuy nhiên, các vấn đề như: căng thẳng với Mỹ và châu Âu, thiên tai và đại dịch vẫn đe dọa sự phục hổi ổn định của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
“Nếu quan hệ với Mỹ tiếp tục xấu đi và chủ nghĩa bảo hộ tiếp tục phát triển mạnh sau đại dịch Covid-19 thì rủi ro lớn nhất với kinh tế Trung Quốc chính là tình trạng dư thừa sản lượng, khả năng quay trở lại của nợ xấu và làn sóng phá sản của các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu cũng như các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ”, MCSS đánh giá.
Theo MCSS, Covid-19 làm tăng trưởng sản xuất công nghiệp Trung Quốc suy giảm 13,5% và lợi nhuận giảm 38,3% (vào tháng 2/2020). Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp đã đạt được mức tăng trưởng dương vào tháng 4 và đến hết tháng 6 đã khôi phục mức tăng trưởng 4,8%.
Sự phục hồi sản xuất công nghiệp cũng thể hiện qua sự phục hồi chỉ số PMI (quản lý thu mua). Tháng 6/2020, PMI của các ngành chế tạo Trung Quốc đạt mức 50,9, ghi nhận bốn tháng liên tiếp chỉ số này ở trên ngưỡng mở rộng sản xuất.
Mặc dù vậy, chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới vẫn chưa phục hồi được ngưỡng 50 do tác động tiêu cực của việc “đóng cửa” ở châu Âu và Mỹ - các thị trường xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc.
Theo MCSS, so với thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc càng cho thấy mức độ quan trọng của thị trường bên ngoài đối với hoạt động sản xuất trong nước.
Cụ thể, Trung Quốc thường cần 4 tháng để phục hồi các chỉ số sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên so với lần khủng hoảng trước, chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới đã không phục hồi trên ngưỡng 50. Nếu các căng thẳng kéo dài với Mỹ không được cải thiện, dịch bệnh tiếp tục lây lan trong quý III/2020 tại châu Mỹ và kinh tế châu Âu phục hồi ảm đạm thì triển vọng xuất khẩu hàng công nghiệp của Trung Quốc sẽ rất khó khăn và phải chuyển sang tiêu thụ trong nước.
“Hàm ý điều này là Trung Quốc sẽ đối diện với áp lực dư thừa sản lượng (do đầu tư vẫn ở mức cao) trong khi thị trường xuất khẩu bị đóng băng và giảm nhập khẩu. Khi Trung Quốc dư thừa sản lượng thì quốc gia này không chỉ đẩy hàng hóa sang các thị trường châu Á (bằng chính sách giá rẻ hoặc thay đổi tỷ giá) mà còn giảm nhập khẩu hàng trung gian, linh phụ kiện, nguyên vật liệu... từ các nước”, báo cáo nhận xét.
Cũng theo báo cáo, chỉ số giá xuất xưởng công nghiệp tiếp tục giảm trong bối cảnh sản xuất vẫn tăng mạnh và xuất khẩu khó khăn đã báo hiệu một triển vọng ảm đạm về lợi nhuận đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Mặc dù lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp đã phục hồi gần một nửa so với đáy tháng 2/2020 (tháng 5/2020 lợi nhuận giảm 19,3%) nhưng chỉ số PPI tiếp tục ở mức -3,1.
Chỉ số PPI và lợi nhuận ngành cho thấy sự phục hồi của sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc có thể trở thành vấn đề khiến chính phủ Trung Quốc lo lắng và cần cân nhắc kỹ hơn với các kế hoạch kích thích kinh tế.
Đầu tư luôn là một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và điều này càng phát huy tác dụng khi đối diện với các cuộc khủng hoảng (2008, 2015, 2020).
Nửa đầu năm 2020, tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (FAI) của Trung Quốc giảm 3,1%. Đây là mức khôi phục rất lớn so với mức suy giảm 16,1% vào tháng 3 (sau khi công bố hết dịch). Mặc dù mức khôi phục lớn nhưng đầu tư tài sản cố định chưa cho thấy chuyển biến về cấu trúc của nền kinh tế đã diễn ra như thiết kế của chính phủ.
Các đặc điểm truyền thống của đầu tư vẫn còn đó, bao gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư của khu vực nhà nước.
Cụ thể, đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn dẫn dắt đầu tư trong bối cảnh kinh tế cần phục hồi nhanh. Nửa đầu năm nay, đầu tư cơ sở hạ tầng Trung Quốc giảm 2,7%, thấp hơn mức suy giảm của đầu tư sản xuất công nghiệp (giảm 7,4%).
Đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục dẫn dắt đầu tư chung. Nửa đầu năm nay, đầu tư của kinh tế nhà nước ở Trung Quốc đã tăng trưởng tới 7,3%. Đây là một con số ấn tượng so với mức suy giảm 12,8% vào tháng 3/2020.
Trong khi đó, với nhiều chính sách hỗ trợ tài chính tiền tệ về cấp vốn và ưu đãi chính sách nhưng đầu tư của khu vực tư nhân ở Trung Quốc vẫn suy giảm 2,1% trong nửa đầu năm.
Trung Quốc vẫn tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng mới. Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyên bố vào 22/5 khi trình bày báo cáo công tác chính phủ năm 2020 tại lễ khai mạc Đại hội Nhân dân toàn quốc, rằng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc xây dựng các loại cơ sở hạ tầng mới.
Các nhà phân tích tại một nhóm chuyên gia cố vấn liên kết với chính phủ cho biết họ hy vọng các khoản đầu tư liên quan đến dự án cơ sở hạ tầng mới có tổng trị giá 10.000 - 17.500 tỷ Nhân dân tệ – tương đương 1.400 – 2500 tỷ USD trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Đối với tiêu dùng, bán lẻ toàn xã hội nửa đầu năm suy giảm 1,8%, chủ yếu do mức độ bán hàng tại quầy vẫn chưa phục hồi được.
Tính đến hết tháng 5, tăng trưởng bán lẻ trực tuyến (online) của Trung Quốc đạt mức hơn 21% trong khi đó tăng trưởng bán lẻ offline vẫn suy giảm tới 9%. Chính điều này đã kéo lùi tăng trưởng bán lẻ toàn xã hội nói chung.
Trong bối cảnh Covid-19 khiến nhận định của hộ gia đình về thu nhập và triển vọng kinh tế chưa có nhiều khởi sắc, việc giảm chi tiêu có thể diễn ra rõ nét hơn ở nửa cuối năm nếu số liệu kinh tế thế giới và việc làm trong nước không có cải thiện rõ nét.
Trong quý đầu tiên của năm 2020, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã báo cáo rằng tiết kiệm hộ gia đình đã tăng 913,4 tỷ NDT (đạt 6,47 nghìn tỷ), tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2019, một dấu hiệu cho thấy sự thắt chặt chi tiêu của cư dân.
Về xuất khẩu, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 chỉ tăng 0,5%. Quan hệ căng thẳng với Mỹ, Covid-19 đều làm thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Tính đến hết tháng 5/2020, thặng dư thương mại của Trung Quốc vào Mỹ chỉ đạt 103,3 tỷ USD, giảm 26,4% so với mức thặng dư cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc nửa đầu năm đạt mức 2,53% nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm tới 6,87% so với cùng kỳ năm ngoái.
Triển vọng thương mại Mỹ - Trung Quốc tiếp tục xấu đi khi ngày 14/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh tước ưu đãi thương mại của Hong Kong, vốn giúp đặc khu này hưởng nhiều đặc quyền từ trước đến nay liên quan đến tài chính, công nghệ và thương mại.
Về lao động và việc làm, đây là nỗi lo mới của chính phủ Trung Quốc với mức ghi nhận thất nghiệp có đăng ký tại thành thị lên tới 6%. Mặc dù vậy, con số thất nghiệp thực tế có thể cao hơn rất nhiều.
Vào cuối tháng 4/2020, công ty chứng khoán Trung Quốc Zhongtai Securities ước tính công nhân thất nghiệp có thể đã vượt quá 70 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp tương đương 20,5%.
Mục tiêu của chính phủ Trung Quốc năm nay là tạo thêm 9 triệu việc làm mới và tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm về 5,5%.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.