Lo vỡ phương án tài chính, Bộ Giao thông đề xuất ‘cứu’ BOT hầm Đèo Cả
Mai Hà -
18/07/2020 15:50 (GMT+7)
Dự án BOT hầm Đèo Cả đang đứng trước nguy cơ vỡ phương án tài chính, phải kéo dài thời gian thu phí hoàn vốn thêm nhiều năm do các phương án hỗ trợ của nhà nước trước đó đang bị “treo”.
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ liên quan đến phần vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án và trạm thu phí La Sơn - Tuý Loan, hoàn vốn cho dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả.
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bố trí 1.180 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ dự án, trước mắt bố trí 50 tỷ đồng từ nguồn dự phòng chung và nguồn dự phòng 10%; phần vốn còn lại cân đối trong năm 2020, 2021 và kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2021 - 2025.
Bộ Giao thông vận tải cho rằng, khoản tiền này không nằm ngoài phần vốn nhà nước cam kết bố trí cho dự án và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ký hợp đồng với nhà đầu tư theo quy định. Đặc biệt, trong bối cảnh dự án chịu tác động từ việc sụt giảm doanh thu so với dự báo ban đầu và tác động của dịch Covid-19 thời gian qua.
Trước đó, theo phương án tài chính đã được phê duyệt, dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả (gồm hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông và hầm Hải Vân) có tổng vốn 21.612 tỉ đồng. Trong đó, vốn BOT là 16.564 tỷ đồng, nhà đầu tư được sử dụng 7 trạm An Dân, Đèo Cả, Ninh Lộc, Cù Mông, Nam Hải Vân, La Sơn - Tuý Loan và trạm Bắc Hải Vân để hoàn vốn, thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 27 năm 5 tháng.
Vốn nhà nước tham gia 5.048 tỷ đồng, sau khi thanh toán chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư..., còn lại 1.180 tỷ đồng Chính phủ đã trình Quốc hội bổ sung cho dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả để bảo đảm hiệu quả tài chính.
Tuy nhiên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 439/2017, trong đó quyết định thu hồi 1.180 tỷ đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ, việc thu hồi vốn nhà nước đã cam kết hỗ trợ cho dự án đã ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án hầm đường bộ Đèo Cả. Ước tính, trường hợp không được bổ sung 1.180 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn của dự án từ 27 năm 5 tháng sẽ tăng lên khoảng 32 năm 2 tháng.
Thu phí trạm La Sơn - Tuý Loan để hoàn vốn
Trước đó, trạm La Sơn - Túy Loan cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý sử dụng để thu phí hoàn vốn cho dự án hầm đường bộ Đèo Cả. Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt phương án tài chính, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn từ trạm thu phí La Sơn - Túy Loan hiện đang vướng luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, trường hợp giữ nguyên trạm thu phí La Sơn - Tuý Loan để hoàn vốn cho dự án (với vốn nhà nước hỗ trợ 5.048 tỷ đồng) như hợp đồng đã ký kết, thời gian hoàn vốn khoảng 30 năm 3 tháng.
Trường hợp không thu phí tại trạm La Sơn - Tuý Loan, phương tiện trên QL1 sẽ phân lưu sang tuyến La Sơn - Tuý Loan (ước khoảng 51%), gây sụt giảm doanh thu tại trạm Bắc Hải Vân trên 1. Trong khi đó, nếu không bổ sung hỗ trợ nhà nước (khoảng 2.280 tỉ đồng theo kết luận kiểm toán nhà nước), thời gian hoàn vốn của dự án tăng đến khoảng 41 năm, phá vỡ phương án tài chính và hợp đồng tín dụng đã ký kết.
Bộ Giao thông vận tải cũng cho rằng, nếu tăng mức phí qua trạm lên tối đa, các phương tiện sẽ đi theo QL1 qua đèo để không mất phí, hiệu quả tài chính sẽ càng giảm.
Trên cơ sở ý kiến các Bộ KH-ĐT, Tài chính, Tư pháp và kết luận của Kiểm toán nhà nước, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục thu phí trạm La Sơn - Tuý Loan để hoàn vốn cho dự án theo chủ trương đã được chấp thuận và hợp đồng đã ký kết.
“Trường hợp cần thay đổi cơ chế thu phí trên tuyến La Sơn - Tuý Loan để hoàn vốn, kiến nghị Chính phủ chấp thuận theo đề xuất của Bộ Tài chính giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp xây dựng phương án cân đối vốn góp của nhà nước để hỗ trợ nhằm đảm bảo tính khả thi tài chính, cũng như phương án phù hợp để thu hồi vốn nhà nước tại tuyến La Sơn - Tuý Loan trình Chính phủ xem xét quyết định, nhằm giảm ảnh hưởng đến phân chia lưu lượng với tuyến QL1”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ nêu.
Theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tổng cam kết tín dụng cho các dự án BOT, BT giao thông là 173.444 tỉ đồng. Trong đó, 49 dự án dư nợ khoảng 64.676 tỷ đồng, khi đưa vào khai thác có doanh thu không đạt như phương án tài chính (do giảm phí hoặc chưa được tăng phí theo đúng lộ trình trong hợp đồng BOT đã ký, do có sự thay đổi về vốn hỗ trợ của nhà nước…), nguy cơ phải chuyển nhóm nợ, khả năng nợ xấu tiếp tục tăng. Nếu không được sớm giải quyết sẽ rất khó khăn để các ngân hàng xem xét cung cấp tín dụng cho các dự án BOT mới.
(VNF) - Thị trường bất động sản năm 2025 được kỳ vọng sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới. Chuyên gia Savills Đỗ Thu Hằng cho rằng sau mỗi chu kỳ, thị trường sẽ được nâng cấp và trở nên chuyên nghiệp, đồng bộ hơn so với chu kỳ cũ.
(VNF) - Cục thuế TP Hà Nội vừa công khai kết luận thanh tra thuế đối với Tổng công ty Xây dựng công trình Hàng không ACC (gọi tắt Tổng công ty ACC), địa chỉ tại 178 Trường Chinh, Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
(VNF) - Theo giới phân tích, việc áp dụng bảng giá đất mới không đồng bộ các nguyên tắc xác định giá đất, khiến cho đất được định giá ở mức cao gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
(VNF) - Dự báo thị trường năm 2025 đón nhận khoảng 43.300 sản phẩm mới, trong đó miền Nam chiếm phần lớn với 36,2% tổng nguồn cung tương lai, thị trường miền Bắc và miền Trung chiếm lần lượt 31,5% và 20,7%.
(VNF) - Dự án khu du lịch sinh thái Hải Lĩnh của Tổng công ty Cổ phần Hợp Lực (Hợp Lực Group) được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2017 và “chốt” thời gian khởi công vào năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện.
(VNF) - Lô đất từng thuộc sở hữu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại đường Minh Tảo, quận Bắc Từ Liêm mới đây đã có những chuyển động mới. Nhiều người quan tâm liệu có phải chủ mới đã tiếp quản và làm dự án mới.
(VNF) - Định hướng ngành, sản phẩm công nghiệp của Khu công nghiệp Phù Mỹ là phát triển công nghiệp năng lượng mới (hydrogen xanh, amoniac xanh, LNG); công nghiệp sản xuất, chế tạo sản phẩm nằm trong hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo…
(VNF) - Dự án Khu đô thị lấn biển lớn nhất TP. Hạ Long (Quảng Ninh) bị bỏ hoang hơn chục năm nhưng vẫn xuất hiện hàng loạt ngôi nhà kiên cố. Khu đô thị mới Vựng Đâng, do Công ty Cổ phần Xây dựng công trình 507 làm chủ đầu tư, đã được phê duyệt từ năm 2010.
(VNF) - Tại các khu vực ngoại thành TP. HCM, mức giá đất mới khiến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở trở nên khó khăn hơn, làm giảm cơ hội phát triển các dự án nhà ở giá rẻ.
(VNF) - Giai đoạn 2025-2026, tỉnh Bình Định tiếp tục bổ sung thêm 3 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng bệnh viện, khu đô thị và khu dân cư.
(VNF) - Các biện pháp chấn chỉnh của cơ quan quản lý cùng diễn biến thị trường đi qua đỉnh cơn sốt đã khiến đất đấu giá ở Hà Nội có dấu hiệu hạ nhiệt khi giá trúng thấp hơn và số lượng người tham gia cũng ít hơn.
(VNF) - Bộ Tài chính cho hay, cơ quan này đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản để báo cáo các cấp có thẩm quyền.
(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất trên địa bàn TP giai đoạn 2020-2024, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015.
(VNF) - Công ty cổ phần Regal Group (Đất Xanh miền Trung) mới đây cho biết đang tiến hành tái cấu trúc hoạt động, chuyển nhượng mảng môi giới bất động sản.
(VNF) - Thanh tra tỉnh Bắc Ninh sẽ kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong mua bán và quản lý, sử dụng nhà ở xã hội đối với dự án Cát Tường Smart City. Đối tượng thanh tra là Công ty cổ phần Cát Tường, dự kiến thời gian triển khai trong quý III/2025.
(VNF) - TP. HCM kỳ vọng trong tương lai, nhà ở giá phải chăng chiếm khoảng 60% tổng số căn hộ trong các dự án xây dựng mới nhà ở. Điều ngày hoàn toàn trái ngược với thực tế 80% quỹ hàng mở bán đều thuộc phân khúc cao cấp, hạng sang.
(VNF) - Thị trường bất động sản năm 2025 được kỳ vọng sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới. Chuyên gia Savills Đỗ Thu Hằng cho rằng sau mỗi chu kỳ, thị trường sẽ được nâng cấp và trở nên chuyên nghiệp, đồng bộ hơn so với chu kỳ cũ.
(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.