'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước có động thái tăng lãi suất điều hành, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Điều này khiến nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đang và có nhu cầu vay vốn “xanh mặt”.
Nói với Tạp chí Đầu tư Tài chính, ông Phan Trí Nghĩa - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bao bì Sông La Xanh (cụm công nghiệp Đức Thọ) cho biết: “Nếu như 2-3 tháng trước, mỗi tháng chúng tôi phải chịu tiền lãi ngân hàng khoảng 500 triệu đồng thì nay dự kiến số tiền lãi tăng lên khoảng 700 triệu đồng”.
Ông Vũ Tiến Long, Giám đốc công ty sản xuất bánh kẹo tại cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh chia sẻ, đầu tháng 10 vừa qua, ngân hàng đã thông báo tăng lãi suất khoản cho vay đối với công ty ông thêm 1%. Điều này làm tăng thêm gánh nặng khi doanh nghiệp đang phải “còng lưng” với đà tăng của các loại chi phí và cước vận chuyển.
Anh Trương Quang Nam (TP. Đồng Hới, Quảng Bình), chủ một doanh nghiệp cũng “khóc dở mếu dở” vì phía ngân hàng mới thông báo khoản nợ 10 tỷ đồng của anh đến hạn tính lại lãi. Hợp đồng này được tính lãi suất 6 tháng một lần. Theo đó, lãi vay tăng từ mức 7,5%/năm lên 11,95%/năm. Với mức lãi suất tăng thêm, anh Nam phải trả thêm mỗi tháng hơn 37 triệu đồng chi phí lãi vay. Đáng nói là gánh nặng trả lãi vay nhiều tháng nay đã quá sức với doanh nghiệp nên trước đó anh đã phải chấp nhận bán bớt nhà đất để trả dứt điểm món nợ. Thế nhưng hiện tại thị trường bất động sản gần như đóng băng nên anh rao mãi mà không tìm được khách mua.
“Đã bán tài sản không được, không có dòng tiền, vay thêm để triển khai dự án cũng không xong. Doanh nghiệp đang tiến thoái lưỡng nan, chưa biết làm thế nào thì lãi suất lại tăng. Nhiều tháng nay chúng tôi càng làm càng lỗ nên phải tạm dừng hoạt động một số chi nhánh, chỉ duy trì một công ty sản xuất”, anh Nam than thở.
Chị Tống Thị Trang, giám đốc một công ty bất động sản tại Nghệ An cũng chung cảnh ngộ khi cho biết công ty chị đang rơi vào tình trạng “ngộp thở” vì ngân hàng thông báo tăng lãi suất. “Chúng tôi phân phối bất động sản, hỗ trợ lãi suất cho khách hàng. Nay lãi suất tăng lên trong khi doanh thu lại đi xuống, xoay xở vô cùng khó”.
Dở khóc dở cười nhất có lẽ là trường hợp của ông Nguyễn Phùng Nghĩa, giám đốc một doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Tĩnh. Khi nhìn mức lãi suất vay trên hợp đồng, ông Nghĩa cứ ngỡ mình hoa mắt bởi mấy tháng trước, ông làm hồ sơ vay 3 tỷ đồng với mục đích kinh doanh xăng dầu, lãi suất vay chỉ là 7,6%/năm, nhưng thời điểm đó room tín dụng bị siết chặt nên không giải ngân được. “Vừa rồi được nhân viên gọi lên để ký giải ngân tiền thì tôi té ngửa vì lãi suất tăng lên hơn 11%/năm. Sau một hồi suy nghĩ, tôi quyết định không giải ngân mà để lại hợp đồng đó, chờ cho lãi suất giảm hoặc ổn định lại chứ kiểu tăng hỗn loạn thế này mà vay kinh doanh chỉ có mất vốn”, ông Nghĩa ngậm ngùi nói.
Không chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mà khách hàng cá nhân vay vốn kinh doanh, mua sắm cũng đang trong tình trạng “chóng mặt” vì nhận thông báo tăng lãi suất. Chị Nguyễn Lài (TP. Hà Tĩnh) cho biết, gói vay kỳ hạn 12 tháng của chị tại một ngân hàng thương mại trên địa bàn đến lúc phải đáo hạn, năm ngoái lãi suất chỉ 6,5%/năm, tuy nhiên, trong kỳ trả lãi mới đây, lãi suất đã vọt lên gần 12%/năm.
“Chúng tôi là dân kinh doanh nhỏ lẻ, vay được ít vốn để làm ăn mà với lãi suất tăng cao thế này thì làm để trả đủ lãi cho ngân hàng cũng đã rất vất vả rồi chứ nói gì đến lợi nhuận”, chị Lài cảm thán.
Anh T.V.T (Thạch Hà- Hà Tĩnh) cũng choáng váng khi nhận được thông báo lãi suất khoản vay mua nhà tăng lên 13%/năm thay vì 8,0%/năm như trước. “Khoản vay của tôi đã hết thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi theo thị trường, nhưng tăng mạnh như vậy tôi không biết sẽ phải xoay xở như thế nào”, anh T. nói.
Ông Trần Quốc Huy - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân trẻ Hà Tĩnh cho hay nhiều doanh nghiệp lo lắng đà tăng lãi suất vẫn chưa dừng lại. Nếu lãi suất tiếp tục tăng, doanh nghiệp sẽ không thể cạnh tranh nổi. Lợi nhuận trên đầu sản phẩm sẽ giảm mạnh, từ mức 8% - 15% năm 2019 xuống còn 3% - 5%, thậm chí thấp hơn.
“Sau khi trừ tiền lãi vay và các khoản chi phí khác, lợi nhuận không được bao nhiêu, thậm chí còn âm. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế dự báo khó khăn hơn trong năm sau do sức ép lạm phát, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ vô cùng khó khăn”, ông Huy nói.
Theo lãnh đạo một ngân hàng thương mại, nhu cầu tín dụng vào cuối năm thường rất cao. Đây là thời điểm bắt đầu năm dương lịch nhưng lại là cuối năm âm lịch, nên nhu cầu tiêu dùng dịp lễ Tết, trả lương, thưởng, khởi công dự án... của các cá nhân, doanh nghiệp là rất lớn. Hơn nữa thị trường dự báo lãi suất tiếp tục có xu hướng tăng nên việc đẩy mạnh huy động vốn bằng cách nâng lãi suất là điều dễ hiểu.
Trên thực tế, việc Ngân hàng Việt Nam điều chỉnh tăng lãi suất tối đa tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng giúp lãi suất thực dương, thu hút tiền gửi vào hệ thống ngân hàng. Qua đó, các ngân hàng gia tăng thanh khoản, có đủ nguồn vốn để hỗ trợ quá trình phục hồi nền kinh tế. Theo đó, dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện chiếm gần 60% tổng dư nợ toàn địa bàn.
Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn các lĩnh vực ưu tiên (trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn) hiện nay là 5,5%/năm. Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn vay vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn (và các lĩnh vực ưu tiên khác) vẫn có thể tiếp cận vốn vay với chi phí thấp trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đã tăng. Đó là những mặt tích cực trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, việc tăng lãi suất cho vay sẽ trực tiếp làm tăng chi phí sử dụng vốn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp và tiến độ thực hiện một số nhiệm vụ kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng vốn tín dụng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là các tổ chức, cá nhân cần tính toán kỹ lưỡng, chủ động cân đối tài chính và có các giải pháp kịp thời, hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Theo một số chuyên gia, lãi vay tăng cao khiến doanh nghiệp càng khó khăn, nhưng vấn đề đáng lo ngại hơn là thị trường vốn đang bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Các kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế như trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, tín dụng đều kẹt cứng, doanh nghiệp không biết xoay xở thế nào. Đây là vấn đề mà các cơ quan quản lý cần phải tính toán để tránh tình trạng nhiều công ty rơi vào nghịch lý “chết trên đống tài sản” chỉ vì không có vốn để hoạt động.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.