Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 4 tháng đầu năm 2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 12,23 tỷ USD.
Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng, riêng tháng 4 vừa qua, Việt Nam đã thu hút thêm 3,78 tỷ USD vốn mới, tức xấp xỉ kết quả của cùng kỳ năm ngoái, nhưng tăng tới hơn 81% so với tháng 3 và đó là dấu hiệu cho thấy sự hồi phục nhanh chóng trong lĩnh vực này.
Xét về cơ cấu, lượng vốn điều chỉnh lại tăng 45,6% so với cùng kỳ năm 2019, vốn đăng ký mới cũng tăng 26,9%, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư - kinh doanh của Việt Nam.
Hiện Singapore giữ vị trí dẫn đầu với vốn đầu tư gần 4,3 tỷ USD, chiếm 62,9%. Vùng lãnh thổ Đài Loan xếp thứ 2 với 646 triệu USD, chiếm 9,5%. Trung Quốc ở vị trí thứ 3 với 507 triệu USD, chiếm 7,5%. Tiếp đến là Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước khác thuộc khu vực ASEAN, châu Âu và Mỹ.
Dù dịch Covid-19 đang ảnh hưởng khắp nơi nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp (DN) FDI. Theo Cục Xúc tiến thương mại quốc tế, Bộ Thương mại Thái Lan, cho biết thời gian qua đã có 200 DN Thái Lan tìm hiểu đầu tư vào Việt Nam. Những lĩnh vực được DN Thái Lan quan tâm là chế biến lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, điện gia dụng…
Từ đầu năm 2020 đến nay, khi dịch Covid-19 bùng phát nhanh đã làm hàng loạt chuỗi cung ứng thiết bị điện tử, phụ tùng ô tô, xe máy… bị đứt gãy, thì làn sóng dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc càng mạnh mẽ hơn. Trong đó, ASEAN và đặc biệt Việt Nam được chọn là địa điểm an toàn, hấp dẫn để đầu tư.
Theo Bộ KH-ĐT, so với 4 tháng năm 2019, tình hình đầu tư có mức giảm nhất định, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam vẫn thu hút lượng lớn nhà đầu tư đã cho thấy môi trường đầu tư nước ta rất hấp dẫn. Dự kiến, với tình hình kiểm soát dịch bệnh tốt như hiện nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến cuối năm nay sẽ đạt khoảng 38 tỷ USD.
Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị với doanh nghiệp ngày 9/5 vừa qua, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một trong 5 “mũi giáp công” để phục hồi nền kinh tế nước ta. Việt Nam đang đứng trước cơ hội đón “làn sóng” chuyển dịch của các chuỗi cung ứng thế giới. Hành động nhanh để đón bắt cơ hội là yêu cầu đặt ra với các bộ, ngành, địa phương hiện nay.
Năm 2019, Việt Nam thu hút hơn 38 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm qua. Vốn giải ngân cũng đạt 20,38 tỷ USD, lập kỷ lục mới.
Tại Việt Nam ngày càng xuất hiện những dự án có công nghệ hiện đại, tập trung vào nghiên cứu và chế tạo sản phẩm chất lượng cao, có tác dụng lan tỏa và tham gia đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế. Đơn cử như dự án Nhà máy Sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine của Tập đoàn UAC (Hoa Kỳ) trị giá 170 triệu USD tại Đà Nẵng vừa khánh thành; hay dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu - Phát triển của Tập đoàn Samsung tại Hà Nội với số vốn 200 triệu USD.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực đầu tư nước ngoài là tác nhân chủ yếu trong việc gia tăng xuất khẩu, đưa nền kinh tế Việt Nam đứng trong nhóm 30 quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới. Năm 2019, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,35 tỷ USD, chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Khu vực này cũng xuất siêu gần 35,86 tỷ USD giá trị hàng hóa, giúp cán cân thương mại của Việt Nam đạt mức thặng dư 9,9 tỷ USD trong năm 2019, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Sự dịch chuyển mạnh dòng vốn từ nhiều quốc gia cũng khiến cho lĩnh vực đầu tư đa dạng hơn. Tính đến nay, dẫn đầu là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, chiếm 47,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Kế đến là lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo, bán buôn bán lẻ, hoạt động kinh doanh bất động sản…
Ở góc độ khác, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chọn cách đi ngắn hơn để vào thị trường Việt Nam thông qua hình thức M&A, mua lại những DN Việt vốn đã có thị phần lớn tại thị trường nội địa. Mới đây nhất, đại diện Tập đoàn Stark (Thái Lan) phát đi thông báo cho biết đã mua thành công 100% cổ phần của Công ty cổ phần Cáp điện Thịnh Phát (Thipha Cables) và Công ty cổ phần Kim loại màu và nhựa đồng Việt Nam (Dovina). Thương vụ M&A này có tổng giá trị lên đến 240 triệu USD.
Một trong những vấn đề được nhiều DN nước ngoài phản ánh khi làm việc với các cơ quan chức năng là sự thiếu thống nhất trong cách thức triển khai quy định nhà nước tại các địa phương.
Mặt khác, do tầm nhìn còn hạn chế về quy hoạch, dẫn đến các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCN) tại nhiều tỉnh thành còn nằm rải rác, chưa tạo sự kết nối về hạ tầng và chưa thúc đẩy được sự liên kết giữa các DN. Các KCN có quy mô nhỏ; một số KCN nằm xen kẽ trong khu dân cư do tốc độ đô thị hóa nhanh. KCN nhiều nhưng lại không quy hoạch đủ đất dành cho các dự án dịch vụ, hạ tầng phúc lợi xã hội như nhà lưu trú cho công nhân, trung tâm sinh hoạt công nhân, trung tâm y tế, trung tâm thương mại, giáo dục - đào tạo….
Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của DN Việt Nam còn rất thấp. Trong 3 năm lại đây, với những chủ trương hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Chính phủ, tỷ lệ này đã từng bước tăng từ dưới 10% lên khoảng 30%, nhưng so với tỷ lệ cung ứng nội địa hóa của các nước trong khu vực thì còn thấp.
Để tháo gỡ nút thắt trong thu hút đầu tư, Chính phủ cần có những hành động mạnh mẽ hơn trong việc xử lý những bộ ngành, đặc biệt là người đứng đầu bộ ngành, nếu không cắt giảm thủ tục hành chính và quy định kiểm tra chuyên ngành, cố tình gây khó cho DN.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.