Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cuối tuần qua, ông Kim Woo Choong, người sáng lập và nguyên Chủ tịch Tập đoàn Daewoo, tác giả cuốn sách "Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm", đã trở lại Việt Nam và xuất hiện trong một sự kiện do Học viện Sáng tạo và Khởi nghiệp IDJ tổ chức tại Hà Nội.
Kim Woo Choong sinh năm 1936, xuất thân từ một cậu bé bán báo rong. Khởi đầu sự nghiệp bằng nghề kinh doanh hàng dệt với 5.000 USD vay mượn, ông đã xây dựng "đế chế" Daewoo bằng cách mua lại những công ty thua lỗ nhờ vào những mối quan hệ thân thiết với giới chức chính phủ.
Trong ba thập kỷ, ông biến Daewoo thành tập đoàn khổng lồ sản xuất ôtô, tàu biển, quần áo, tivi và xây cao ốc.
Ông Kim từng được mệnh danh là nhà ảo thuật trong việc biến các công ty bên bờ vực phá sản thành những cỗ máy sản xuất tiền không biết mệt mỏi. Trong những năm 1990, Tập đoàn Daewoo được xếp thứ 2 về tài sản và thứ 3 về lợi nhuận ở Hàn Quốc, với tổng cộng có 320.000 người làm việc tại 110 quốc gia trên khắp các châu lục, một thành quả khó tin.
Trong 9 năm đầu thành lập Tập đoàn Daewoo, ông đã mua 11 công ty, từ dệt may, tài chính, sản xuất máy móc, đến mỹ phẩm. Đến thập niên 1980, Daewoo đã nhanh chóng bứt lên trên các công ty cạnh tranh khác. Cuối những năm 1990, giá trị xuất khẩu của tập đoàn Daewoo đạt đến mức 17,6 tỷ USD/năm, chiếm 13,3% tổng thu nhập về xuất khẩu của quốc gia này...
Năm 1989, cuốn tự truyện "Thế giới quả là rộng lớn và có nhiều điều phải làm" của Kim Woo Choong đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thế giới. Cuốn sách tập hợp kinh nghiệm kinh doanh của một người đi "nhặt nhạnh" những "mảnh vụn" để tạo nên một tập đoàn lớn, của một người bắt đầu từ một công ty chỉ có 20 người, đến một tập đoàn có tầm cỡ quốc tế với hơn 300.000 nhân viên. Cuốn sách này đã được kỷ lục Guinness công nhận là cuốn sách bán được hàng nghìn bản trong thời gian ngắn nhất tại Hàn Quốc và cho đến nay kỷ lục này vẫn chưa hề được phá vỡ.
Ông Kim năm nay đã 81 tuổi và lần xuất hiện trong sự kiện tại Hà Nội vừa qua có thể là lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của ông Kim vì hiện tại sức khoẻ của ông không được tốt. Vài ngày trước khi trở lại Việt Nam, ông Kim Woo Choong còn đang điều trị tại bệnh viện Seoul, dây thanh quản của ông gần như đã bị tê liệt và không nói được. Anh Kim Sun Young, con trai ông Kim, là người thuyết trình thay cha trong buổi gặp mặt với khán giả.
Theo chia sẻ của Kim Sun Young: "Cha tôi là người là người rất quý trọng thời gian. Điều mà tôi nhớ nhất là những bữa cơm của ông, chỉ trong 5-7 phút. Nó đã trở thành thói quen của chúng tôi sau này".
Ông Kim Woo Choong là một người nghiện làm việc, ông lấy công việc làm niềm đam mê, sở thích, thú vui. Ông vẫn ước một ngày có 30 đến 90 giờ để có thể làm việc được nhiều hơn. Ông luôn tính toán để thời gian trên máy bay là buổi tối, có thể ngủ, và khi máy bay hạ cánh cũng là lúc ông bắt đầu một ngày làm việc mới.
Trong một cuốn sách khác có tựa đề "Kim Woo Choong: Từ chú bé bán báo đến chủ tịch tập đoàn hàng đầu thế giới", 9 người đã kể những kỷ niệm của họ về ông Kim, trong đó có tiểu thuyết gia nổi tiếng Lee Moon Yul, giáo sư quản trị doanh nghiệp Cho Dong Sung và nhà tư vấn Liên đoàn Nghề nghiệp Hàn Quốc Cho Nam Hong. Phần lớn những bài này viết về chân dung của ông Kim. Theo họ, Kim là một "người tham công tiếc việc", hoàn toàn bị công việc ám ảnh.
Nhớ lại chuyến tháp tùng ông Kim năm 1992 tới ba châu lục cùng một lúc, tiểu thuyết gia Lee viết: "Để tiết kiệm thời giờ, ông Kim đã dồn nén lịch trình bay. Chúng tôi ngủ ở châu Á, thức dậy ở châu Âu. Rồi lại ngủ ở châu Âu, thức dậy ở châu Phi".
Trong cuốn sách "Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm", ông Kim cho rằng thời gian là thứ quý giá nhất, không thể lấy lại được.
"Ở Daewoo chúng tôi có truyền thống là không có hội họp trong giờ làm việc. Chúng tôi tổ chức họp trước hoặc sau khi làm việc. Làm như vậy tôi có thể dễ dàng gặp được các trưởng phòng vào khoảng 7 giờ. Tôi nghe công nhân ám chỉ khôi hài những buổi họp đó là "Lễ cầu kinh bình minh". Điều này làm cho bạn hiểu được phần nào tôi và nhân viên Daewoo coi trọng thời gian là tài sản vô giá như thế nào", ông Kim Woo Choong viết trong hồi ký.
"Chúng tôi thực sự làm việc gấp hai thời gian của những công ty khác, thay vì làm việc bình thường là từ 9 giờ tới 5 giờ thì chúng tôi làm từ 5 giờ cho tới tận 9 giờ. Tôi vẫn còn nhớ những ngay đầu ở Daewoo khi có lệnh giới nghiêm toàn quốc nửa đêm tới 4 giờ sáng, vì chúng tôi thường họp sau giờ làm việc kéo dài tới tận khuya nên thường chúng tôi cuộn mình nằm ở những quán đâu đó. Chúng tôi làm việc hăng hái và làm gấp đôi những người khác vì vậy theo nghĩa đó thì chúng tôi hoàn tất trong 22 năm bằng công ty khác phải làm xong mất 44 năm. Mỗi ngày đều dài 24 tiếng cho mọi người, sự khác nhau là bạn sử dụng 24 tiếng đó như thế nào?", ông Kim viết.
Tuy nhiên, ông Kim cùng thừa nhận: "Lỗi lầm lớn nhất của tôi là quá tham vọng, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô. Tôi đã thực hiện quá vội vã, gấp gáp, muốn có được tất cả sau 5 năm thay vì 15 năm. Tôi đã đầu tư mà không cần biết đến thị trường và chỉ chăm chăm cho mục tiêu duy nhất: bán càng nhiều ô tô càng tốt".
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Daewoo phá sản năm 1999 với khoản nợ trên 75 tỷ USD. Cuộc khủng hoảng này ập đến giữa lúc chiến lược sản xuất ô tô của ông phải mất một thời gian dài nữa mới thu được lợi nhuận từ những nhà máy mới xây dựng. Ông Kim bị cáo buộc là nguyên nhân chính gây ra sự sụp đổ của Daewoo vì đã thổi phồng tài sản của công ty lên đến 41 tỷ USD để vay được những khoản vốn đầu tư rất lớn cho kế hoạch bành trướng sản xuất ô tô của mình.
Bản thân ông cùng từng phải trả giá cho những lỗi lầm. Ông đã sống lưu vong trong 6 năm trời, rồi vẫn quyết định trở về dù biết có những hình phạt đang chờ mình. Năm 2006, bị kết án tù 8 năm rưỡi nhưng sau một năm rưỡi, ông được nhà nước ân xá.
Có lẽ chính ước mơ quá lớn đã thúc đẩy ông đi quá nhanh, nhưng sai lầm của ông đã cho các thế hệ đi sau một bài học lớn: Vội vã vì mục đích trước mắt sẽ cản trở mục tiêu đích thực lâu dài. Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh sẽ thành công trong mọi việc.
Ông vẫn luôn khẳng định rằng, lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Những người có ước mơ, những xã hội làm cho ước mơ trở thành hiện thực và những đất nước biết chia sẻ ước mơ là những gì tạo nên những anh hùng trong lịch sử thế giới. Tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới hôm nay đều có những ước mơ rất lớn khi còn trẻ.
Theo chia sẻ của anh Kim Sun Young - con trai ông Kim Woo Choong, khi còn nhỏ, cha ông rất bận và không có thời gian dành cho con cái. Đến nay, anh có cơ hội được gần gũi với cha mình hơn kể từ khi ông Kim chuyển công việc kinh doanh sang Việt Nam. "Bố của tôi luôn nói với tôi là Ông Kim luôn coi Việt Nam là quê hương thứ hai của ông sau Hàn Quốc. Tình yêu mà ông dành cho Việt Nam không kém gì tình yêu của ông dành cho Hàn Quốc, trước đây cũng thế và bây giờ còn lớn hơn", anh Kim Sun Young nói
Được biết, năm 1995, ông Kim Woo Choong đầu tư xây dựng sân golf Vân Trì ở Đông Anh, Hà Nội. Từ năm 2012, ông và các cộng sự thực hiện dự án Nhà quản lý kinh doanh trẻ toàn cầu, dự án đã và đang triển khai đạt hiệu quả tại Việt Nam.
Ở tuổi 81, ông Kim Woo Choong vẫn được nhiều nhà phân tích đánh giá là một hình tượng với hai mặt. Ước mơ, khát vọng, động lực làm việc của ông đến nay vẫn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ doanh nhân không chỉ ở Hàn Quốc. Kim Woo Choong được đánh giá là một kì quan đối với nhiều nhà kinh tế học, là hình mẫu cho giới doanh nhân. Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov từng gọi Kim là "Kimghis Khan", so sánh những bước tiến vượt ra khỏi biên giới quốc gia của Kim Woo Choong với người chinh phục Mông Cổ huyền thoại.
Nhưng đồng thời, những sai lầm, vấp ngã của ông cũng là mảng tối của người đàn ông được từng được xem là huyền thoại kinh doanh này.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.