'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo đó, dự án nhà máy điện gió Thắng Lợi Đắk Lắk do Công ty Cổ phần Cà phê Thắng Lợi nghiên cứu đầu tư tại xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc. Nhà máy là công trình cấp II, nhóm B, có quy mô công suất 49,5MW gồm 11 tua bin (công suất 4,5 MW/tuabin), sản lượng điện sản xuất dự kiến 187,75 triệu kWh/năm.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 2.090 tỷ đồng. Phương án đấu nối của dự án là xây dựng trạm nâng áp công suất 63 MVA và 5 km đường dây 220 kV.
Ở một diễn biến khác, Bộ Công Thương cho biết đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát 74 dự án điện gió với tổng quy mô công suất khoảng 6.400MW.
Hiện nay, Bộ đang khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện 8 để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2020.
Vì vậy, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp danh mục các dự án điện gió (tên dự án, công suất, địa điểm, dự kiến phương án đấu nối) đang đề nghị khảo sát, nghiên cứu triển khai, bổ sung quy hoạch đã được trình riêng lẻ, gửi lên Bộ.
Do thời gian thẩm định riêng lẻ các dự án điện gió đến khi trình quy hoạch điện VIII không còn nhiều, Bộ Công Thương tạm dừng xem xét thẩm định bổ sung quy hoạch các dự án điện gió vào quy hoạch điện phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2030 (quy hoạch điện VII điều chỉnh).
Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm rà soát quy hoạch địa điểm vị trí các nhà máy điện gió theo quy định hiện hành.
Được biết, tại Đắk Lắk, Công ty Cổ phần Cà phê Thắng Lợi đang đề xuất chủ trương khảo sát, bổ sung quy hoạch đầu tư điện mặt trời nổi Thắng Lợi. Theo đề xuất, địa điểm thực hiện dự án tại vùng hồ Ea Nhái, xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
Tổng công suất nhà máy dự kiến 200MW với tổng mức đầu tư dự kiến 3.000 tỷ đồng. Diện tích khảo sát gồm phần diện tích mặt nước khoảng 140ha và diện tích trên bờ 2ha.
Cà phê Thắng Lợi cho biết công ty hợp tác đầu tư với 2 công ty khác với tổng giá trị góp vốn là 600 tỷ đồng.
Cụ thể, Công ty TNHH ĐT và TM Nam Phương góp 480 tỷ đồng (tương đương với 16% tổng mức đầu tư dự án); Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Cái Lân – QNC góp 90 tỷ đồng (tương đương với 3% tổng mức đầu tư); Cà phê Thắng Lợi góp 30 tỷ đồng (tương đương 1% tổng mức đầu tư).
Phần vốn còn lại, Cà phê Thắng Lợi xin cấp tín dụng của ngân hàng với số tiền tối đa là 2.400 tỷ đồng (tương đương 80% tổng mức đầu tư dự án).
Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Cà phê Thắng Lợi thành lập năm 1977 và chuyển đổi sang công ty cổ phần vào tháng 10/2019. Doanh nghiệp có trụ sở tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk với chức năng nhiệm vụ chính là trồng và chăm sóc, kinh doanh cà phê xuất khẩu và các mặt hàng nông sản.
Cà phê Thắng Lợi do ông Đỗ Hoàng Phúc làm người đại diện kiêm chủ tịch HĐQT công ty. Theo báo cáo tài chính kiểm toán tại thời điểm 30/6/2020, tổng tài sản của công ty là 168 tỷ đồng.
Còn Công ty TNHH ĐT và TM Nam Phương thành lập vào tháng 4/2013, có trụ sở tại cụm công nghiệp Mai Sơn, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình do bà Phạm Thị Linh làm chủ tịch kiêm giám đốc công ty.
Bà Linh là cổ đông nắm giữ trên 61% cổ phần Công ty Cà phê Thắng Lợi và là vợ của ông Đỗ Hoàng Phúc.
Đối tác thứ ba là Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Cái Lân – QNC được thành lập vào tháng 6/2018 tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh. Công ty này do ông Đỗ Hoàng Phúc làm chủ tịch HĐQT đồng thời là chủ tịch HĐQT Công ty Cà phê Thắng Lợi.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.