Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ: 'Nhiều quan chức 'giàu nhanh không rõ lý do'

Phương Thảo - 21/12/2018 07:56 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 20/12, Thanh tra Chính phủ phối hợp tổ chức Toạ đàm về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) tại Việt Nam.

VNF
Ông Nguyễn Văn Kim, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ).

Phát biểu tại buổi toạ đàm, ông Nguyễn Văn Kim – Vụ trưởng Vụ pháp chế (Thanh tra Chính phủ) nhấn mạnh đến quyết tâm đẩy mạnh, đấu tranh PCTN vừa qua của Đảng và Nhà nước ta. Minh chứng cho việc đó là chúng ta đã phát hiện, xử lý nhiều vụ tham nhũng lớn, trong đó xử lý cả những đối tượng trước đây được coi là “vùng cấm” - không thể xử lý được.

“Việc này đã mang lại niềm tin cho nhân dân trong nước và được dư luận quốc tế đánh giá cao”, ông Kim nhận định.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đấu tranh PCTN, ông Kim cho rằng chúng ta cần hoạt động hiệu quả, thiết thực hơn. Ngoài việc phát hiện, xử lý thì việc quan trọng hơn cả là tìm ra nguyên nhân, gốc rễ để dẫn đến tình trạng tham nhũng, thay vì xử lý từng cá nhân và đối tượng liên quan, ta cần tìm lỗ hổng về cơ chế chính sách, để có điều chỉnh vĩ mô, chứ theo đuổi từng vụ việc một thì chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt, vì vi phạm có ở mọi nơi.

Đề cập Luật PCTN sửa đổi vừa được thông qua, Vụ trưởng Nguyễn Văn Kim chia sẻ tiếc nuối khi vào phút chót, quy định về xử lý tài sản không giải trình rõ nguồn gốc lại “chưa được như mong muốn”.

Theo ông, trong vấn đề này, dù mong muốn nhưng ta rất khó khăn trong xử lý, nguyên nhân gồm cả khách quan và chủ quan.

Nhưng yếu tố khách quan quan trọng là thực tế hiện nay, việc quản lý những tài sản lớn trong xã hội chưa thật chặt chẽ. Tài sản của công dân cũng chưa được quản lý hiệu quả nên những giao dịch, dịch chuyển liên quan tài sản, những bất minh trong hoạt động kinh tế, dân sự đều chưa xử lý được.

Bên cạnh đó, do nền kinh tế sử dụng tiền mặt vẫn đang chiếm tỷ lệ rất lớn. Dòng tiền giao dịch trong xã hội chủ yếu là tiền mặt nên khó kiểm soát.

Ông Kim cho hay, dù có Luật phòng chống rửa tiền nhưng để khẳng định đâu là tiền sạch, đâu là tiền có vấn đề rất khó. Ví dụ, giờ cứ tiền chuyển về từ nước ngoài là hoan nghênh và coi là tiền sạch, kể cả tiền không rõ nguồn gốc. Vì thế, việc quản lý vấn đề này đang đối mặt với nhiều khó khăn..

Liên quan đến xử lý tài sản của cán bộ trong trường hợp không giải trình rõ nguồn gốc, ông Kim cảnh báo nếu làm tốt thì sẽ hữu hiệu, nhưng ngược lại, mặt trái của nó sẽ tạo ra những hệ luỵ rất đáng tiếc, bởi nó liên quan đến quyền tài sản của công dân. “Công chức cũng là công dân, cũng có nghĩa vụ kê khai và giải trình, nhưng ở mặt nào đó họ vẫn có quyền về tài sản cá nhân” – ông Kim nói.

Vụ trưởng Vụ pháp chế - Thanh tra Chính phủ cho hay, hiện nay, số người giàu trong xã hội được chia làm nhiều đối tượng. Một là doanh nghiệp, những người làm ăn. Hai là người dân nỗ lực phấn đấu. Đặc biệt, số còn lại là quan chức. Số quan chức giàu rất nhiều và nguồn gốc giàu cũng xuất phát từ nhiều hoạt động khác nhau, có hoạt động minh bạch, nhưng cũng có nhiều quan chức “giàu nhanh không rõ lý do”, trong khi những thông tin phản ánh về khối tài sản của các quan chức này không ít nhưng để chứng minh được khối tài sản này của họ lại không dễ.

Đặc biệt, ông nhắc đến tình trạng quan chức giàu “bất minh” từ việc vi phạm, lợi dụng cơ hội từ vị trí công tác của họ đem lại. Bởi vậy, ông Kim cho rằng, đấu tranh chống tham nhũng là đấu tranh với chính tật xấu của những người cầm cân nảy mực, họ cũng phải tự thay đổi mình.

Qua việc Quốc hội thông qua nhiều quy định mới trong Luật PCTN sửa đổi, ông Kim kỳ vọng dưới sự lãnh đạo của “người đốt lò vĩ đại” sẽ đốt được nhiều củi tươi, củi khô để làm cho xã hội của chúng ta tốt hơn.

Phó viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược (Thanh tra Chính phủ) Cung Phi Hùng thì nêu quan điểm cần thắng thắn nhìn vào giải pháp PCTN của Việt Nam hiện nay.

Ông nói tham nhũng không thuyên giảm mà có phần gia tăng, minh chứng là thời gian qua rất nhiều vụ án lớn xảy ra.

Ông cũng đặt ra nhiều câu hỏi dành cho Cố vấn khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương về việc kê khai tài sản. Theo ông Hùng, chúng ta quy định cán bộ hàng năm vẫn kê khai nhưng kê khai xong lại gửi Vụ tổ chức cán bộ ở cơ quan đó rồi “cất đi”, có chăng cũng chỉ công khai ở cơ quan đơn vị và hầu như không ai đọc.

“Thực trạng có kê khai nhưng hình thức khiến kiểm soát kê khai thực sự khó khăn. Việc kê khai và không kiểm soát được thì PCTN đã thất bại” – ông Hùng nói và bày tỏ sự quan tâm về việc áp dụng CNTT trong kê khai và kiểm soát tài sản.

Ông cũng lưu ý cần có chế tài bảo vệ người tố cáo tham nhũng, vì có như vậy công tác PCTN mới có hiệu quả. Thực tế lâu nay ở Việt Nam, người tố cáo tham nhũng rất hay bị trù dập, trả thù.

Không đồng tình với quan điểm cho rằng tham nhũng không thuyên giảm mà còn gia tăng, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Cục trưởng Cục PCTN (Thanh tra Chính phủ) cho rằng theo đánh giá chính thức của Ban chỉ đạo T.Ư về PCTN thì tình hình tham nhũng đã thuyên giảm. Căn cứ thực tế cũng cho thấy kết quả phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng những năm gần đây có rất nhiều vụ án lớn và cán bộ cấp cao đã bị xử lý. Bên cạnh đó, quốc tế cũng đánh giá cao kết quả này chứ không phải “ta tự khen ta làm hay”.

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế TTCP (Thanh tra Chính phủ) thông tin thêm, hiện nay Chính phủ đang xây dựng văn bản chỉ thị tăng cường giải pháp chống tham nhũng vặt, trong đó nhấn mạnh tăng cường tiếp nhận, giải quyết tin báo qua đường dây nóng, làm sao tiếp nhận kịp thời tin báo của người dân, DN về sự nhũng nhiễu của người có chức vụ quyền hạn. “Năm 2019 Chính phủ sẽ đẩy mạnh công tác này, nó rất quan trọng trong giải quyết tham nhũng vặt” – ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Xem thêm >> Đại gia Đinh Trường Chinh bắt tay TNR Holdings triển khai dự án hơn 1.000 tỷ tại Quảng Ninh

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bất động sản bất ngờ sụt giảm, khách chùn tay thị trường đứt mạch đi lên

Bất động sản bất ngờ sụt giảm, khách chùn tay thị trường đứt mạch đi lên

(VNF) - Thị trường bất động sản quý I đầu năm sôi động trở lại khi các doanh nghiệp lần lượt bung hàng, nhu cầu tìm mua tăng, lượng hồ sơ nhà đất đều tăng. Tuy nhiên, bước sang tháng 4, thị trường không duy trì được phong độ “bứt tốc” khi có sự sụt giảm sức mua ở hầu hết phân khúc.

Elon Musk đến Indonesia, ra mắt dịch vụ Starlink cho lĩnh vực y tế

Elon Musk đến Indonesia, ra mắt dịch vụ Starlink cho lĩnh vực y tế

(VNF) - Ngày 19/5, tỷ phú Elon Musk đã tới đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia để ra mắt dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới.

HVC Group và Tập đoàn Hồ Gươm trúng dự án gần 800 tỷ tại Hoà Bình

HVC Group và Tập đoàn Hồ Gươm trúng dự án gần 800 tỷ tại Hoà Bình

(VNF) - Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư và công nghệ HVC (HVC Group) và Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm vừa được chọn là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu biệt thự nhà vườn, trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái tại xã Mông Hóa, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Thanh tra cùng công an vào cuộc, nhìn lại diễn biến 'chưa từng có' của vàng

Thanh tra cùng công an vào cuộc, nhìn lại diễn biến 'chưa từng có' của vàng

(VNF) - Trước những biến động của thị trường vàng, Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ra quyết định thanh tra thị trường vàng trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay.

Vinam Land: Lỗ hơn 110 tỷ, gánh khoản nợ 1.600 tỷ đồng

Vinam Land: Lỗ hơn 110 tỷ, gánh khoản nợ 1.600 tỷ đồng

(VNF) - Công ty cổ phần Vinam Land đã thông tin tình hình tài chính năm 2023 với nhiều chỉ tiêu không tích cực. Đáng nói là khoản nợ trái phiếu lên đến 1.500 tỷ đồng.

Bất chấp loạt đòn giáng, kinh tế Nga tăng trưởng 5,4%

Bất chấp loạt đòn giáng, kinh tế Nga tăng trưởng 5,4%

(VNF) - Theo báo cáo sơ bộ của Cơ quan thống kê nhà nước Nga Rosstat, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong quý I đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vi phạm xây dựng, Công ty BNB Hà Nội bị Thanh Hoá xử phạt

Vi phạm xây dựng, Công ty BNB Hà Nội bị Thanh Hoá xử phạt

(VNF) - Công ty TNHH BNB Hà Nội xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định tại công trình xây thô và hoàn thiện mặt ngoài 257 lô (đợt 1), tại dự án Khu dân cư Đông Nam đô thị Đông Phát.

Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?

Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?

(VNF) - Đối với những mẫu sổ đỏ, sổ hồng đã được cấp trước ngày 1/1/2025 vẫn có giá trị pháp lý thì không phải cấp đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới. Trường hợp có nhu cầu thì được cấp đổi sang giấy chứng nhận mới theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

(VNF) - Dự án khu công viên phần mềm số 2 ở Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, đang được cơ quan chức năng hoàn thiện các thủ tục để tái khởi động sau hơn 1 năm tạm dừng vì vướng pháp lý.

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

(VNF) - Không riêng Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đang lúng túng trong việc xây dựng khung pháp lý với tiền số, tài sản số. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, xây dựng khung pháp lý cho tài sản số tại Việt Nam là vấn đề “không thể lẩn tránh mãi” và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tố được – mất.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.