Lô gạo 'xanh' đầu tiên của Việt Nam xuất sang Nhật Bản
Tiểu Vy -
Thứ tư, 04/06/2025 10:00 (GMT+7)
(VNF) - Việt Nam vừa xuất khẩu lô gạo phát thải thấp đầu tiên sang Nhật Bản, đánh dấu bước khởi đầu cho hành trình đưa gạo “xanh” ra thị trường quốc tế. Lô hàng thuộc giống Japonica, sản xuất theo Đề án 1 triệu ha, mang nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp”.
Gạo Việt giảm phát thải xuất ngoại
Nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” chính thức có mặt trên thị trường xuất khẩu, đánh dấu bước khởi đầu đầy triển vọng của Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” gọi tắt là Đề án 1 triệu ha.
Sau hai năm triển khai, Đề án không chỉ đem đến những chuyển biến tích cực cho cây lúa mà còn mang lại hy vọng mới cho người nông dân những người gắn bó bền bỉ với đồng ruộng. Từ mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho người sản xuất, đến việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ tài nguyên đất nước và mở rộng xuất khẩu, mọi nỗ lực đều hướng đến một nền nông nghiệp không chỉ đủ ăn mà còn bền vững và có trách nhiệm với tương lai.
Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” gọi tắt là Đề án 1 triệu ha.
Để kịp thời hiện thực hóa mục tiêu ấy, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) đã chủ động xây dựng nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp”.
Ngày 16/4/2025, VIETRISA chính thức ban hành Quy chế sử dụng nhãn hiệu, mở ra hành lang pháp lý cho việc công nhận và phát triển các sản phẩm gạo đạt tiêu chuẩn “xanh”. Theo đó, nhãn hiệu sẽ được cấp cho các sản phẩm được sản xuất theo quy trình kỹ thuật của Đề án 1 triệu ha, có xác nhận từ chính quyền địa phương cấp xã hoặc tổ chức chuyên môn quốc tế uy tín.
Để được gắn nhãn “Gạo Việt xanh phát thải thấp”, các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã cần chứng minh rõ nguồn gốc, nơi sản xuất lúa, tên giống, mùa vụ... Đồng thời, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật đã được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ban hành tại Quyết định số 145/QĐ-TT-CLT ngày 27/3/2024.
Theo ông Bùi Bá Bổng, Chủ tịch VIETRISA, đây không đơn thuần là một dấu mốc thương mại, mà là bước chuyển mang tính chiến lược trong hành trình định vị thương hiệu gạo Việt trên thị trường quốc tế nơi chất lượng, sự minh bạch và yếu tố phát thải carbon đang ngày càng được coi trọng.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VIETRISA, nhấn mạnh rằng nhãn hiệu không chỉ là biểu trưng của sự đổi mới mà còn là nền tảng để Việt Nam xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo phát thải thấp, hướng đến khả năng giao dịch tín chỉ carbon trong tương lai gần dự kiến từ năm 2028.
“Trong giai đoạn chưa có hệ thống chứng nhận quốc gia về gạo carbon thấp, nhãn hiệu của VIETRISA sẽ là căn cứ minh bạch và tin cậy. Các doanh nghiệp có thể tự công bố thương hiệu gạo xanh và chịu trách nhiệm với công bố đó”, ông Tùng chia sẻ.
Ngay sau khi quy chế được ban hành, VIETRISA cùng sự hỗ trợ từ Dự án TRVC đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu cho 7 doanh nghiệp, với tổng khối lượng đạt 19.200 tấn gạo. Đặc biệt, Công ty Trung An (Cần Thơ), hợp tác cùng Tập đoàn MURASE (Nhật Bản), đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu lô gạo phát thải thấp đầu tiên sang thị trường Nhật.
Ông Lê Thanh Tùng cũng cho biết thêm: khái niệm “gạo giảm phát thải” từng được nhắc đến nhiều lần trong khuôn khổ Đề án 1 triệu ha. Tuy nhiên, hệ thống đo lường báo cáo thẩm định (MRV) vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và dự kiến hoàn thiện vào năm 2028. Chính vì vậy, việc xây dựng nhãn hiệu và quy trình chứng nhận hiện nay chính là bước đi phù hợp, giúp nông dân và doanh nghiệp bắt đầu hành động ngay từ bây giờ.
“Nếu sản xuất đúng quy trình, canh tác theo hướng giảm phát thải, thì ngay từ hôm nay dù chưa có MRV hoàn chỉnh chúng ta vẫn có thể tạo ra giá trị thật, tăng sức cạnh tranh và góp phần hiện thực hóa mục tiêu nông nghiệp xanh”, ông Tùng khẳng định.
Gạo Việt vào Nhật tăng vọt
Tại Nhật Bản một trong những thị trường tiêu dùng gạo khắt khe nhất thế giới giá gạo đã leo thang suốt hơn một năm qua và hiện ở mức gần như gấp đôi so với trước đó. Đỉnh điểm là vào giữa tháng 3 vừa rồi, khi giá gạo ngoài thị trường chạm mốc gần 30 USD cho mỗi túi 5kg mức giá cao kỷ lục trong lịch sử nước này. Trước diễn biến đó, Chính phủ Nhật Bản buộc phải mở kho dự trữ quốc gia và tung ra thị trường 150.000 tấn gạo để bình ổn giá.
Tính từ đầu năm 2025 đến nay, Nhật Bản đã đấu giá và phân phối tổng cộng 312.296 tấn gạo từ kho dự trữ, thông qua ba vòng đấu giá. Từ tháng 5 đến tháng 7 tới, quốc gia này dự kiến sẽ tiếp tục xả thêm 100.000 tấn mỗi tháng như một cách để hỗ trợ cung cầu trong nước.
Gạo được bày bán tại siêu thị ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: THX/TTXVN
Đáng chú ý, trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã nới lỏng quy định về đấu thầu mua gạo dự trữ, cho phép linh hoạt hơn trong việc bổ sung lượng hàng cần thiết. Mục tiêu là phải đảm bảo mua lại đầy đủ lượng gạo đã và sẽ bán ra, đồng thời duy trì lưu thông thị trường một cách ổn định trong giai đoạn nhạy cảm này.
Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long một trong những doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam thành công tại thị trường Nhật chia sẻ rằng: “Chỉ riêng trong năm 2024, Tân Long đã xuất sang Nhật khoảng 5.000 tấn gạo với mức giá lên tới 1.000 USD/tấn. Riêng 4 tháng đầu năm nay, chúng tôi đã vượt mốc 6.000 tấn, và mục tiêu cả năm là 30.000 tấn gạo.”
Tuy nhiên, ông Bá cũng nhấn mạnh: nhu cầu tăng không đồng nghĩa yêu cầu giảm. Thị trường Nhật Bản dù khát hàng nhưng vẫn giữ nguyên tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, độ an toàn và quy trình sản xuất. Chính vì vậy, việc thâm nhập và mở rộng xuất khẩu gạo vào thị trường này không hề dễ dàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược bài bản, duy trì chất lượng ổn định và đáp ứng xu hướng tiêu dùng bền vững.
Trong bối cảnh đó, việc gạo Việt Nam chính thức hiện diện tại Nhật Bản dưới nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” được giới thiệu tại thị trường với thông điệp sản phẩm “low carbon” không chỉ là một hợp đồng thương mại, mà còn là bước khởi đầu đáng ghi nhận cho Đề án “1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp”, đưa nông sản Việt đến gần hơn với thị trường toàn cầu, bằng chính giá trị xanh và minh bạch.
(VNF) - Theo Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL, người dân có thể vay vốn với lãi suất thấp hơn tối thiểu 1%/năm so với lãi suất cho vay của kỳ hạn tương ứng.
(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.
(VNF) - Lạm phát cơ bản của Nhật Bản đã tăng lên 3,5% trong tháng 4, là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 1/2023 và đánh dấu tháng thứ 37 liên tiếp lạm phát vượt mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Nguyên nhân đẩy lạm phát lên cao là do giá gạo tăng vọt, trong khi BOJ đang cân nhắc tạm dừng kế hoạch tăng lãi suất để theo dõi tác động của các mức thuế mới từ Mỹ.
(VNF) - Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền phát triển theo mô hình sinh thái, ứng dụng số hóa quản lý phát thải, hướng tới Net Zero và tham gia thị trường tín chỉ carbon từ năm 2026.
(VNF) - Cuộc thi Khởi nghiệp Xanh lần thứ 11 có tổng giá trị giải thưởng được nâng lên gần 1 tỷ đồng, bao gồm tiền mặt và các gói hỗ trợ huấn luyện, truyền thông, kết nối thị trường, nhằm thúc đẩy các sáng kiến khởi nghiệp gắn với phát triển bền vững và khai thác hiệu quả tiềm năng bản địa.
(VNF) - Trong một phát hiện mang tính bước ngoặt, các nhà khoa học tại Pháp đã phát hiện được mỏ hydro tự nhiên khổng lồ nằm sâu dưới lòng đất Folschviller thuộc vùng Moselle, với trữ lượng ước tính lên tới 46 triệu tấn và giá trị thị trường khoảng 92 tỷ USD.
(VNF) - Việc tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào hoạt động ngân hàng không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh phát triển bền vững. Tuy nhiên, để ESG thực sự đi vào chiều sâu, ngành ngân hàng Việt Nam cần một hành lang pháp lý riêng, bộ máy chuyên trách, chiến lược đào tạo bài bản và hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ.
(VNF) - Từ năm 2025, toàn bộ công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách ở Hà Nội sẽ phải dùng vật liệu tái chế từ chất thải rắn xây dựng. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 xử lý 90% lượng chất thải xây dựng, trong đó 60% được tái chế.
(VNF) - Hội Doanh nghiệp Xanh TP. HCM (HGBA) chính thức ra mắt vào chiều 10/6 nhằm tập hợp các một lực lượng tiên phong trong hành trình xây dựng nền kinh tế xanh.
(VNF) - Lượng khí thải nhà kính từ các công ty công nghệ lớn trên toàn cầu đã tăng 150% trong giai đoạn 2020-2023. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo và hoạt động của các trung tâm dữ liệu là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này, với các tên tuổi lớn như Amazon, Microsoft, Meta và Alphabet ghi nhận mức tăng đáng kể.
(VNF) - Chi tiêu cho năng lượng sạch tăng mạnh đẩy tổng đầu tư năng lượng toàn cầu năm 2025 lên mức kỷ lục 3.300 tỷ USD, với Trung Quốc dẫn đầu xu hướng chuyển dịch.
(VNF) - Trong khuôn khổ Chiến dịch làm sạch biển 2025, hơn 400 tình nguyện viên đã đồng loạt ra quân làm sạch môi trường biển tại khu vực ven Vịnh Nghi Sơn, xã Nghi Sơn, thu gom khoảng 30 tấn rác thải.