Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

Thành Nhân - Thứ sáu, 11/04/2025 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.

Tại diễn đàn mới đây về, Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đào Đức Duy đã lưu ý, một số nơi còn quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon mà chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững, giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Bên cạnh đó, việc phát triển các chuỗi liên kết bền vững vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng đến sản xuất, nhất là tiêu thụ lúa gạo. Hệ thống thủy lợi, hạ tầng logistics chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện triển khai Đề án trên diện rộng; sử dụng, xử lý phụ phẩm để giảm phát thải (rơm, rạ) vẫn chưa được triển khai hiệu quả, mới chỉ thí điểm một số mô hình, lượng xử lý còn ở mức thấp.

Đặc biệt, việc xây dựng hạ tầng thủy lợi phục vụ yêu cầu tưới tiêu, quản lý đồng ruộng chưa theo kịp tiến độ, trong khi đây là điều kiện tiên quyết để áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến.

Ngoài ra, việc xây dựng tài chính xanh, nguồn vốn ưu đãi dành cho các mô hình giảm phát thải, hỗ trợ xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới, vẫn còn hạn chế và cần được thúc đẩy mạnh mẽ.

Theo đó, để mở rộng diện tích áp dụng quy trình canh tác bền vững theo lộ trình, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị, các địa phương cũng cần chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai cụ thể theo từng vùng sinh thái, gắn với điều kiện sản xuất thực tế và tiềm năng thị trường tiêu thụ; ưu tiên đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng, phát triển các mô hình tưới tiết kiệm nước; đồng thời cải thiện hạ tầng kho chứa, logistics để giảm thất thoát sau thu hoạch.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương thực hiện Đề án còn quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững, giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Liên quan đến nguồn vốn cho trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng và có đủ nguồn vốn để cho vay

“Hiện tại, chỉ riêng hệ thống Agribank đã đảm bảo cung ứng khoảng 30.000 tỷ đồng cho vay các thành phần tham gia thực hiện Đề án. Ngân hàng Nhà nước không giới hạn hạn mức tín dụng cụ thể nào cho chương trình này mà sẵn sàng đồng hành và đảm bảo cung ứng đủ phần vốn tín dụng ưu đãi phục vụ Đề án phát triển 1 triệu hacta lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp”, Phó Thống đốc nói.

Để có cơ sở cho các ngân hàng thương mại khác cùng tham gia, Phó Thống đốc cho hay Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các địa phương cần sớm tổng hợp, công bố danh sách các vùng chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp; đồng thời thông báo đến các ngân hàng danh sách các liên kết, mô hình tham gia Đề án để các tổ chức tín dụng có đủ cơ sở xem xét, quyết định cho vay và giải ngân đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân tham gia Đề án.

Vấn đề nhân rộng các mô hình của Đề án này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các địa phương tập trung nghiên cứu, phân tích sâu hơn đối với từng khâu đoạn của chuỗi giá trị, nhất là các khâu đoạn từ thu mua lúa gạo nguyên liệu trong dân đến chế biến, xuất khẩu của các doanh nghiệp.

7 ngân hàng hợp vốn cho Lộc Trời vay 100 triệu USD sản xuất lúa chất lượng cao

7 ngân hàng hợp vốn cho Lộc Trời vay 100 triệu USD sản xuất lúa chất lượng cao

Thị trường  - 7h
(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) vừa thông báo việc ký kết Hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn với 7 ngân hàng lớn trong và ngoài nước, trong thời gian 3 năm và hạn mức 100 triệu USD.
Có 1 triệu ha 'vàng trắng', Việt Nam vẫn nhập gần 1 tỷ USD của Campuchia, 350 triệu USD từ Trung Quốc

Có 1 triệu ha 'vàng trắng', Việt Nam vẫn nhập gần 1 tỷ USD của Campuchia, 350 triệu USD từ Trung Quốc

(VNF) - Campuchia đang trở thành nhà cung cấp cao su lớn nhất cho Việt Nam với hơn 749 nghìn tấn, trị giá hơn 945 triệu USD. Đứng thứ 2 là Trung Quốc với hơn 181 nghìn tấn, trị giá hơn 358 triệu USD, tăng 40% về lượng.

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp: Quy định chung chung, dân khó vay vốn

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp: Quy định chung chung, dân khó vay vốn

(VNF) - Mặc dù đều đánh giá cao vai trò và sự thiết thực của đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn một số trăn trở.

Suất đầu tư Long Thành 186,6 triệu USD/1 triệu hành khách cao hay thấp?

Suất đầu tư Long Thành 186,6 triệu USD/1 triệu hành khách cao hay thấp?

Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành có suất đầu tư 4,66 tỷ USD/25 triệu hành khách, tương đương khoảng 186,59 triệu USD/1 triệu hành khách.

Ý kiến ( )
60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển

60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển

(VNF) - Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) diễn ra trong tuần này tại London, hơn 60 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất áp dụng thuế carbon toàn cầu đối với ngành vận tải biển. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải CO2, hướng tới phát triển ngành vận tải biển xanh và bền vững.

Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

(VNF) - Sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tiên phong vẫn đang đối mặt với không ít thách thức.

Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'

Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'

(VNF) - Dù chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu của thời đại, nhưng lợi nhuận mỏng và năng lực hạn chế khiến không ít hợp tác xã vẫn loay hoay trong lối mòn “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.

Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất

Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất

(VNF) - Theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao, buộc phải huy động các nguồn chi phí cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của toàn ngành điện.

Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam

Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam

(VNF) - Envision Energy Singapore mới đây đã đề xuất phát triển 2 nhà máy điện gió với tổng công suất 200 MW tại huyện Đức Trọng - Lâm Đồng. Đây là bước đi tiếp theo trong hành trình điện gió tỷ USD của tập đoàn năng lượng Singapore này ở Việt Nam.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG

(VNF) - Các doanh nghiệp chú trọng ESG sẽ có khả năng thành công dài hạn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, vẫn còn mơ hồ về khái niệm và thực hành ESG.

Trái Đất nóng lên 4 độ C, thu nhập của người dân 'bốc hơi' 40%

Trái Đất nóng lên 4 độ C, thu nhập của người dân 'bốc hơi' 40%

(VNF) - Ở kịch bản thảm họa nhất – khi Trái Đất nóng lên 4 độ C – thu nhập bình quân đầu người có thể sụt giảm tới 40%, The Guardian trích dẫn nghiên cứu mới nhất cho hay.

Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?

Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?

(VNF) - Việc Mỹ thoái lui, Trung Quốc mạnh mẽ vươn lên trong lĩnh vực tài chính xanh có thể tạo ra những tác động không nhỏ đến quá trình huy động vốn xanh tại các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Nâng cao tiêu chuẩn, kiểm soát thị trường trái phiếu và tín dụng xanh

Nâng cao tiêu chuẩn, kiểm soát thị trường trái phiếu và tín dụng xanh

(VNF) - Với những thay đổi lớn sắp tới trong khung pháp lý cùng làn sóng quan tâm ngày càng mạnh mẽ từ nhà đầu tư, thị trường tài chính xanh đang đứng trước cơ hội lớn để "cất cánh"