'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn, các quan chức và chính trị gia Mỹ đã đưa ra một số cảnh báo về các mối đe dọa tiềm tàng của Trung Quốc đối với an ninh quốc gia như thiết bị viễn thông, công nghệ sinh học và thậm chí cả việc mua đất nông nghiệp của Mỹ.
Giờ đây, Nhà Trắng đang xác định một mối đe dọa an ninh quốc gia tiềm tàng mới chính là hơn 200 cần cẩu do Trung Quốc sản xuất đang được sử dụng tại các cảng của Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã ban hành một mệnh lệnh hành pháp trao cho Cảnh sát biển Mỹ nhiều quyền hơn để ứng phó với hoạt động mạng độc hại trong hệ thống vận tải biển của Mỹ và đưa ra các yêu cầu bắt buộc đối với cần cẩu do Trung Quốc sản xuất tại các cảng biển chiến lược.
Một phần trong chiến lược của Washington là khoản đầu tư 20 tỷ USD trong 5 năm tới để cải thiện cơ sở hạ tầng cảng của Mỹ, bao gồm cả việc sản xuất cần cẩu trong nước. Số tiền này sẽ đến từ các quỹ dành cho luật cơ sở hạ tầng lưỡng đảng năm 2021 và Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022.
Các quỹ này sẽ hỗ trợ chi nhánh Mỹ của công ty Mitsui của Nhật Bản sản xuất cần cẩu trong nước. Theo các quan chức, đây là lần đầu tiên chúng được sản xuất ở Mỹ sau 30 năm.
Theo số liệu từ Nhà Trắng, các cảng của Mỹ tuyển dụng 31 triệu người Mỹ và đóng góp 5,4 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế.
Cần cẩu từ Trung Quốc “chiếm gần 80% số lượng cần cẩu tại các cảng của Mỹ”, Chuẩn Đô đốc John Vann, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Mạng Cảnh sát biển Mỹ, nói với các phóng viên. Ông Vann cho biết, những cần cẩu này có thể được điều khiển, bảo dưỡng và lập trình từ những địa điểm xa xôi, khiến chúng dễ bị khai thác thông tin.
Những lo ngại về cần cẩu do Trung Quốc sản xuất đã được các quan chức tình báo và an ninh quốc gia Mỹ đề cập trong ít nhất một năm trở lại đây. Cần cẩu của Shanghai Zhenhua Heavy Industries (còn được gọi là ZPMC), một nhà sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc, đã thu hút sự chú ý đặc biệt.
Khi được hỏi về vấn đề này vào năm ngoái, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ những lo ngại này và cho rằng đó là động thái “hoang tưởng” nhằm hạn chế thương mại.
Lệnh điều hành mới nhất nhắm tới cần cẩu Trung Quốc được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Giám đốc FBI Christopher Wray cảnh báo rằng tin tặc Trung Quốc có thể nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ để “tàn phá”.
Lệnh tăng cường an ninh tại các cảng của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh xung đột địa chính trị ngày càng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh. Mỹ đang khuyến khích các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc và tìm cách chuyển hướng sản xuất đến những địa điểm được coi là thân thiện hơn với Washington.
‘Con ngựa thành Troia’
Trong một bài báo đăng vào tháng 3 năm ngoái, tờ Wall Street Journal cho hay một số quan chức Bộ An ninh quốc gia Mỹ và Lầu Năm Góc đã so sánh cần cẩu của nhà sản xuất Zhenhua Heavy Industries của Trung Quốc sản xuất là "ngựa Trojan" (Trojan là một loại phần mềm mã độc, có khả năng hủy hoại, khiến cho máy tính không thể hoạt động như ý muốn).
Các quan chức Mỹ lo ngại những chiếc cần cẩu do các công ty Trung Quốc sản xuất được sử dụng tại các cảng trên khắp cả nước, một số được cả quân đội Mỹ sử dụng, có thể gây ra "rủi ro gián điệp và phá hoại", hoặc chúng có thể "thực hiện các nhiệm vụ bí mật" trong quá trình hoạt động.
Giới chức Mỹ lo ngại hệ thống cần cẩu của Zhenhua được trang bị các cảm biến phức tạp có thể theo dõi nguồn và đích đến của các container. Điều này có thể giúp Trung Quốc lấy được thông tin về các vật liệu được vận chuyển ra vào nước Mỹ, cũng như được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động quân sự của Mỹ trên khắp thế giới.
Tháng 7 năm ngoái, một vụ tấn công bằng ransomware (phần mềm độc hại) đã xảy ra tại cảng Nagoya, một trong những cảng hàng hóa lớn nhất của Nhật Bản.
Vụ tấn công khiến toàn bộ hệ thống bốc dỡ hàng hóa từ tàu xuống cảng và từ cảng lên tàu đều bị đình trệ, Hiệp hội vận tải Cảng Nagoya sau đó đã nhận được một thông báo bằng tiếng Anh yêu cầu trả tiền nếu muốn khôi phục hệ thống hoạt động của cảng.
Sự việc này đã khiến hơn 260 công ty vận chuyển tại cảng không thể hoạt động trong 2 ngày và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.
Xem thêm >> Trung Quốc dồn dập chuyển hàng sang Mexico: Né thuế cao, bán giá rẻ vào Mỹ
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.