Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE:VNM) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, dự kiến tổ chức vào sáng 26/6. Một trong những nội dung đáng chú ý nhất là việc HĐQT Vinamilk đề xuất bổ sung một loạt ngành nghề kinh doanh mới.
Đầu tiên phải kể đến việc bổ sung ngành Sản xuất đường, cụ thể là Sản xuất đường mía và các loại đường khác (không hoạt động tại trụ sở). HĐQT Vinamilk cho biết công ty đang có kế hoạch phát triển các sản phẩm đường thương mại có chức năng chuyên biệt, như: đường dành cho người bệnh tiểu đường, người theo chế độ ăn kiêng....
"Nữ hoàng ngành sữa" cũng đề xuất đăng ký mới ngành Dịch vụ phục vụ đồ uống, cụ thể là Quán cà phê, giải khát; cùng với đó, bổ sung ngành Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động, cụ thể là Dịch vụ ăn uống.
Phía Vinamilk thông tin rằng công ty đang triển khai dự án mở hệ thống/chuỗi cửa hàng bán lẻ cà phê, đồ uống và một số thức ăn kèm theo với thương hiệu “Hi - Café”.
"Trong năm 2019, Vinamilk đã mở 1 cửa hàng tại Trụ sở chính của Công ty. Trong thời gian thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của hệ thống này, công ty đang triển khai vận hành kinh doanh thông qua hợp tác với một đối tác có đủ năng lực và ngành nghề phù hợp. Trong năm 2020 và các năm kế tiếp, Vinamilk dự kiến sẽ phát triển mở rộng chuỗi cửa hàng này tại nhiều địa điểm khác nhau và trực tiếp triển khai vận hành hoạt động kinh doanh", tờ trình của Vinamilk nêu.
Vinamilk cũng dự kiến bổ sung ngành Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh, cụ thể là Bán lẻ túi, hộp, thùng và các loại bao bì khác dùng để đựng hàng hóa; cùng với đó là ngành Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet, cụ thể là Thực hiện quyền phân phối bán lẻ túi, hộp, thùng và các loại bao bì khác dùng để đựng hàng hóa qua kênh internet.
Lý do đề xuất bổ sung ngành nghề kinh doanh này, theo Vinamilk, là nhằm "thực hiện chính sách trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường và tái tạo đang được Chính phủ và xã hội quan tâm, đồng thời gia tăng tính ý thức của người tiêu dùng khi sử dụng túi ni long một lần". Theo đó, Vinamilk sẽ triển khai bán túi ni lông và túi sử dụng nhiều lần thay vì phát kèm miễn phí như hiện nay.
Ngoài ra, doanh nghiệp niêm yết lớn thứ 4 sàn HoSE này sẽ trình bổ sung một loạt ngành nghề kinh doanh mới nhằm mở đường cho việc trực tiếp bán các nguyên vật liệu cho các công ty con của Vinamilk để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty này.
Năm 2020, Vinamilk đặt mục tiêu doanh thu 59.600 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 1,6%.
Tại đại hội tới, HĐQT Vinamilk sẽ trình cổ đông phương án thanh toán cổ tức còn lại của năm tài chính 2019 (đợt 3) với mức 1.500 đồng/cổ phiếu, ngày chốt danh sách cổ đông là 30/6/2020, ngày thanh toán là 15/7/2020.
Như vậy, tổng cổ tức của năm tài chính 2019 của Vinamilk sẽ là 7.836 tỷ đồng, tương đương 74% lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty mẹ.
Cho năm 2020, doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam trình cổ đông phê duyệt chính sách cổ tức bằng tiền tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế hợp nhất (loại trừ lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông thiểu số).
Trong đó, mức tạm ứng cổ tức đợt 1 là 2.000 đồng/cổ phiếu (ngày chốt danh sách cổ đông là 30/9/2020; ngày thanh toán là 15/10/2020); đợt 2 là 1.000 đồng/cổ phiếu (ngày chốt danh sách cổ đông là 31/12/2020; ngày thanh toán là 26/2/2021)
Việc thanh toán lượng cổ tức còn lại của năm 2020 sẽ do đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 quyết định.
Bên cạnh cổ tức bằng tiền, Vinamilk còn trình cổ đông thông qua việc phát hành và niêm yết cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu (phát hành cổ phiếu thưởng).
Tỷ lệ phát hành là 5:1, nghĩa là mỗi cổ đông sở hữu 5 cổ phần tại ngày đăng ký cuối cùng (ngày chốt danh sách cổ đông) để phát hành sẽ nhận được 1 cổ phần phát hành thêm. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền là 30/9/2020.
Vốn điều lệ dự kiến tăng thêm sau phát hành là 3.482 tỷ đồng.
Theo đề xuất của cổ đông lớn là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), tại đại hội tới, Vinamilk sẽ bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017 – 2021 đối với bà Nguyễn Thị Thắm.
Bà Thắm sinh năm 1985, hiện đang là Phó Chánh văn phòng điều hành của SCIC, đồng thời là thư ký giúp việc cho Chủ tịch SCIC.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.