Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Sau nhiều lần trao đổi với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và 2 bên liên quan trực tiếp là Vinawaco, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), vào cuối tháng 2/2020, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đã trình Thủ tướng Chính phủ hướng xử lý tồn tại tài chính và quyết toán vốn nhà nước tại Vinawaco, với điểm nhấn chính liên quan đến khoản vay mua 3 tàu vận tải từ năm 1995.
Theo đó, Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng cho phép Bộ được phê duyệt quyết toán vốn nhà nước tại Vinawaco thời điểm bàn giao sang công ty cổ phần, trong đó không tính khoản nợ Vietcombank trong quyết toán bàn giao.
Sau khi thực hiện quyết toán, Bộ GTVT sẽ phối hợp với SCIC bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Vinawaco về SCIC, đồng thời cũng bàn giao khoản nợ về SCIC. Trên cơ sở đó, SCIC tổ chức thoái vốn tại Vinawaco và dùng tiền bán vốn để trả nợ Vietcombank, để Vietcombank nộp ngân sách nhà nước.
Khoản công nợ này được “phát lộ” vào tháng 9/2016, khi Vinawaco nhận được thông báo của Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM yêu cầu phải trả 53,1 tỷ đồng tiền vay do nhận bàn giao 3 tàu vận tải từ năm 1995. Trong số này, Vietcombank cho biết, phần nợ gốc là 12,59 tỷ đồng; nợ lãi vay 27,2 tỷ đồng, nợ lãi phạt 27,2 tỷ đồng (tính đến ngày 15/2/2017).
Tại thời điểm này, Vinawaco đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần được khoảng 3 năm với vốn điều lệ là 300 tỷ đồng, cổ đông Nhà nước chỉ còn chiếm khoảng 36,62%.
“Khoản nợ này như từ trên trời rơi xuống làm ngỡ ngàng các thành viên HĐQT Vinawaco, đặc biệt là nhà đầu tư chiến lược và các cổ đông khác”, ông Ngô Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Vinawaco nói.
Được biết, khoản nợ Vietcombank có lịch sử khá dích dắc. Cụ thể, năm 1995, được sự chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền, Vinawaco đã tiếp nhận 3 tàu vận tải hoạt động không có hiệu quả để hỗ trợ khó khăn cho Công ty Vietrancimex.
Tuy nhiên, thay vì gia tăng tiềm lực, việc tiếp nhận 3 tàu vận tải lại khiến Vinawaco gặp nhiều khó khăn, gây thua lỗ, lâm vào tình trạng phá sản. Xuất phát từ thực trạng trên, Bộ GTVT, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý tài chính cho doanh nghiệp. Trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo đồng ý hỗ trợ Vinawaco xử lý nợ vay tồn đọng 3 tàu vận tải tại Công văn số 791/VPCP-KTTH ngày 21/02/2005. Do hiểu nhầm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và văn bản của Ngân hàng Nhà nước, Vinawaco đã hạch toán xóa toàn bộ nợ và lãi phát sinh, không theo dõi trên sổ sách kế toán từ năm 2005.
Đây cũng là lý do khiến trong hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Vinawaco không xuất hiện khoản nợ này, nên xét cả về lý và tình, khó có thể quy trách nhiệm trả nợ Vietcombank cho pháp nhân mới, mặc dù khoản nợ này là có thật.
Cùng với khoản nợ “bỗng dưng” xuất hiện, chỉ trong vòng 3 năm sau cổ phần hóa, thông qua kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ, phân tích báo cáo quyết toán tài chính 7 công ty con có vốn góp, Vinawaco phát hiện ít nhất 14 khoản nợ, lỗ, với tổng số tiền lên tới hơn 137 tỷ đồng. Những khoản nợ, lỗ này đều không được đề cập trong hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, hoặc nếu có thì nợ phải trả thực tế lớn hơn nợ phải trả trong hồ sơ.
Được biết, trong thời gian qua, Bộ GTVT đã làm việc với Vinawaco và có nhiều văn bản lấy ý kiến Bộ Tài chính về việc xử lý các khoản nợ tồn đọng. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính, đến thời điểm này, ngoại trừ khoản nợ Vietcombank, các khoản tồn tại tài chính còn lại khi quyết toán vốn nhà nước tại Vinawaco đều đã có phương án xử lý.
Trong các văn bản gửi Vietcombank trả lời việc hoàn thiện hồ sơ để thực hiện xóa lãi, lãi phạt, Vinawaco khẳng định họ không thể thực hiện được yêu cầu này do khoản nợ của ngân hàng không có trong hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa cũng như trong sổ sách kế toán tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Vinawaco cũng chưa được các cơ quan chức năng thực hiện quyết toán vốn nhà nước lần 2 tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần và chưa nhận bàn giao từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.
Trước đó, vào cuối năm 2018, Bộ GTVT từng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Vinawaco được xóa toàn bộ khoản nợ trị giá khoảng 53 tỷ đồng, bao gồm nợ gốc 12,59 tỷ đồng; nợ lãi vay 27,2 tỷ đồng; nợ lãi phạt 27,2 tỷ đồng tại Vietcombank (tính đến ngày 15/2/2017). Trong trường hợp Vinawaco vẫn phải nhận nợ, thì nguồn vốn để trả nợ là phần vốn nhà nước (trừ vào giá trị phần vốn nhà nước tại Vinawaco) tại thời điểm chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, phương án này không thể triển khai do phía Ngân hàng Nhà nước liên tục bảo lưu quan điểm là không thực hiện xóa nợ gốc, chỉ xem xét miễn, giảm lãi vay, lãi phạt.
Đây cũng là lý do mà các chuyên gia cho rằng, hướng đề xuất mới nhất của Bộ GTVT chính là lối thoát tối ưu cho việc giải quyết khoản nợ tồn đọng suốt 1/4 thế kỷ này.
Cụ thể, ngoài việc có cơ sở pháp lý để các bên chủ động thực hiện theo quy định, không gây ra vướng mắc về pháp lý khi quyết toán vốn nhà nước tại Vinawaco do công ty cổ phần từ chối nhận khoản nợ, phương án này cũng giúp SCIC chủ động trong việc quyết toán vốn, thoái vốn tại Vinawaco, chuyển trả Viecombank để nộp về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (thu về ngân sách nhà nước).
Theo các chuyên gia trong ngành, việc thoái vốn có khả năng đạt giá trị cao hơn so với việc giảm trừ vốn nhà nước khi quyết toán do thoái vốn thực hiện theo giá trị thị trường, mà Vinawaco có nhiều lợi thế về đất đai.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.