Lũ lụt 'chưa từng có' ở Lybia: Quét sạch 1/4 thành phố, hơn 5.000 người tử vong

Thuỷ Bình - 13/09/2023 12:01 (GMT+7)

(VNF) - Hàng nghìn người thiệt mạng và ít nhất 10.000 người mất tích tại thành phố Derna của Libya sau khi xảy ra lũ quét nghiêm trọng tại miền Đông nước này hôm 10/9.

VNF
Cảnh hoang tàn tại Libya sau trận lũ lụt gây ra bởi bão Daniel.

Sau khi quét qua Hy Lạp vào tuần trước, cơn bão Daniel đã quét qua vùng đông bắc Libya hôm 10/9, mang theo mưa lớn và giông bão đến các thành phố dọc bờ biển Địa Trung Hải. Quốc gia bị chia cắt bởi chiến tranh và được quản lý bởi 2 chính phủ đối địch dường như đã "thất thủ" trước thảm hoạ thiên nhiên chưa từng có.

Osama Aly, người phát ngôn của Dịch vụ Cấp cứu và Xe cứu thương, chia sẻ với kênh Al Hurra: “Libya chưa được chuẩn bị cho một thảm họa như vậy. Quốc gia này chưa từng chứng kiến ​​thảm hoạ ở mức độ đó trước đây. Chúng tôi thừa nhận có những thiếu sót vì đây là lần đầu tiên chúng tôi đối mặt với mức độ thảm họa cao như vậy”.

Nhiều ngôi nhà, bệnh viện và các cơ sở dân sự quan trọng khác bị ngập lụt. Thành phố Derna, nơi ở của khoảng 125.000 người dân, bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi 2 con đập bị vỡ khiến nước lũ tràn vào và phá huỷ 1/4 thành phố.

Ông Hichem Abu Chkiouat, bộ trưởng hàng không dân dụng trong chính quyền kiểm soát miền Đông, cho biết: "Tôi không phóng đại khi nói rằng 25% thành phố đã biến mất. Rất nhiều tòa nhà đã sụp đổ".

Theo đài truyền hình Libya al-Masar, chỉ riêng tại thành phố Derna, hơn 5.000 người đã thiệt mạng. Nước lũ cũng quét qua các khu dân cư khác ở phía đông, bao gồm Shahhat, Al-Bayda và Marj, và ít nhất 20.000 người phải di dời.

Người phát ngôn của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) cho biết, lũ lụt đã ảnh hưởng đến một số thành phố, bao gồm Al-Bayda, Al-Marj, Tobruk, Takenis, Al-Bayada và Battah, cũng như bờ biển phía đông cho đến tận Benghazi. Ít nhất 37 tòa nhà dân cư bị cuốn trôi ra biển.

Tamer Ramadan, người đứng đầu phái đoàn Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tại Libya, cho biết "số người chết là rất lớn".

Theo Bộ Nội vụ của chính quyền miền đông Libya, ít nhất 5.300 người được cho là đã tử vong. Bên cạnh đó, hàng chục nghìn người vẫn mất tích.

Trong số những người thiệt mạng, ít nhất 145 người là người Ai Cập, các quan chức ở thành phố Tobruk, phía đông bắc Libya, cho biết.

Tại thành phố phía đông Derna, nơi bị tàn phá nặng nề nhất, có tới 6.000 người vẫn mất tích, Othman Abduljalil, bộ trưởng y tế của chính quyền miền đông Libya, nói với đài truyền hình Almasar TV của Libya. Theo nhà chức trách, toàn bộ khu vực lân cận đã bị cuốn trôi trong thành phố.

Osama Aly, người phát ngôn của Dịch vụ Cấp cứu và Xe cứu thương, cho biết các bệnh viện ở Derna không còn hoạt động được nữa và nhà xác đã chật kín người. Thậm chí, thi thể những người xấu số còn bị để trên vỉa hè, trong khi những người sống sót cố gắng nhận dạng người thân của mình.

Các thành phố khác ở phía đông, bao gồm cả thành phố lớn thứ hai của Libya là Benghazi, cũng bị ảnh hưởng bởi cơn bão. Tamer Ramadan, người đứng đầu phái đoàn của Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, cho biết số người chết sẽ "rất lớn".

Một hố chôn tập thể sau trận bão.

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc cho biết các đội ứng phó khẩn cấp đã được huy động để hỗ trợ tại chỗ.

Trong khi đó, người phát ngôn của Quân đội Quốc gia Libya tiết lộ hàng chục nghìn nhân viên quân sự đã được triển khai, nhưng vẫn chưa thể tiếp cận nhiều khu vực bị lũ lụt.

Ông nói thêm, chính quyền Libya cần ba loại nhóm tìm kiếm chuyên biệt, bao gồm các đội trục vớt thi thể sau khi dòng nước lũ rút, các đội trục vớt thi thể từ dưới đống đổ nát và các đội trục vớt thi thể từ biển.

Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia lân cận khác đã ngay lập tức liên hệ viện trợ cho Libya, bao gồm các phương tiện tìm kiếm cứu nạn, thuyền cứu hộ, máy phát điện và thực phẩm.

Tổng thống Biden cho biết Mỹ đang “gửi quỹ khẩn cấp cho các tổ chức cứu trợ và phối hợp với chính quyền Libya và Liên hợp quốc để cung cấp hỗ trợ bổ sung”. Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp cũng tuyên bố nước này sẽ gửi hỗ trợ tài chính và viện trợ khác cho các tổ chức hoạt động trên thực địa.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ bao nhiêu viện trợ đã đến được những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất; Hội đồng thành phố Derna cho biết hồi đầu tuần rằng Benghazi cách Derna hơn 280 dặm bằng ô tô và nhiều con đường trong khu vực đã bị cắt đứt do lũ lụt. Chính quyền nơi đây đã kêu gọi mở một tuyến hàng hải tới Derna và kêu gọi quốc tế can thiệp khẩn cấp.

Libya bị chia rẽ giữa chính phủ được quốc tế công nhận có trụ sở tại thủ đô Tripoli và một khu vực được quản lý riêng ở phía đông, bao gồm Derna - nơi trung gian quyền lực chính là Quân đội Quốc gia Libya và chỉ huy của lực lượng này, Khalifa Hifter, một thủ lĩnh dân quân lâu năm.

Claudia Gazzini, nhà phân tích cấp cao về Libya của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, cho biết: “Libya trong 10 năm qua đã trải qua hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác, cuộc khủng hoảng chính trị này đến cuộc khủng hoảng chính trị khác. Về cơ bản, điều này có nghĩa là trong 10 năm qua, thực sự không có nhiều đầu tư vào cơ sở hạ tầng của đất nước”.

Đất nước này cũng đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và bão dữ dội. Theo Liên hợp quốc, sự nóng lên khiến vùng biển Địa Trung Hải mở rộng và mực nước biển dâng cao, làm xói mòn bờ biển và góp phần gây ra lũ lụt, đặc biệt là các khu vực ven biển vùng trũng của Libya có nguy cơ cao.

Phần lớn dân số Libya sống ở các khu vực ven biển và nước dâng do bão dữ dội có thể gây thiệt hại cơ sở hạ tầng trên diện rộng, theo cảnh báo tóm tắt năm 2021 từ Mạng lưới chuyên gia an ninh khí hậu, một nhóm tư vấn về các rủi ro an ninh liên quan đến khí hậu.

Malak Altaeb, nhà tư vấn và nhà nghiên cứu người Libya về chính sách môi trường ở Trung Đông và Bắc Phi, cho biết: “Cơn bão Daniel gần đây đã làm sáng tỏ sự thật rằng Libya chưa sẵn sàng để đối phó với những tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan. 

Xem thêm >> Thế giới tuần qua: Động đất kinh hoàng tại Maroc, khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G-20

Theo CNN, NYT, Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.