Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Cụ thể, doanh thu thuần của tập đoàn năm 2022 đạt 76.189 tỷ đồng, lợi nhuận ròng đạt 3.567 tỷ đồng, cùng giảm so với năm 2021. Nguyên nhân lớn nhất của con số sụt giảm này là do cuối năm 2021, Masan đã chuyển nhượng mảng thức ăn chăn nuôi và ghi nhận khoản lãi tài chính đột biến mà trong năm nay không còn.
Nếu loại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi năm 2021 để so sánh tương đương, doanh thu thuần của Masan tăng 2,6% so với mức 74.224 tỷ đồng của năm 2021.
Năm 2022 là một năm cực kỳ khó khăn chung cho hầu hết doanh nghiệp. Đặc biệt, nửa cuối năm, môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn do lạm phát cao hơn, chính sách tiền tệ thắt chặt, phát hành trái phiếu doanh nghiệp chậm lại… Những trở ngại nói trên và môi trường kinh doanh đầy thách thức khiến người tiêu dùng nhìn chung có tâm lý thắt chặt chi tiêu, ảnh hưởng đến tổng cầu.
Hoạt động trong ngành bán lẻ, MSN ít nhiều bị ảnh hưởng. Đơn cử, The CrownX (TCX), nền tảng bán lẻ tiêu dùng hợp nhất WinCommerce (WCM) và Masan Consumer Holdings (MCH), ghi nhận doanh thu 56.221 tỷ đồng vào năm 2022, giảm nhẹ 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
Dù vậy, 2022 cũng là một năm ghi dấu nhiều tín hiệu mới của Masan trong hành trình hoàn thiện nền tảng tiêu dùng số O2O (Offline-to-Online) và ghi nhận được những tín hiệu tích cực ban đầu.
Trong đó, Masan đã mở mới 730 siêu thị mini WinMart+, WIN trong bối cảnh khó khăn bủa vây. Điều này thể hiện năng lực mở rộng cửa hàng offline của tập đoàn, giúp thúc đẩy nhanh quá trình hoàn thiện nền tảng số O2O.
Được biết, Masan triển khai chương trình hội viên WIN trên toàn quốc với các quyền lợi dành cho người tiêu dùng mua sắm tại hệ thống WCM kể từ ngày 6/1/2023. Tính đến nay, chương trình đã đạt 1,8 triệu hội viên đăng ký.
Hội viên WIN là nền tảng khách hàng thân thiết kết nối người tiêu dùng với hệ sinh thái các sản phẩm và dịch vụ của Masan. Điều này cho phép Masan kết nối trực tiếp với khách hàng để thấu hiểu sâu sắc hơn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày.
Mặt khác, thông qua hợp tác với Techcombank, các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt và không dùng thẻ mới (TPay) tại 266 cửa hàng WIN và WinMart+ đã cho thấy sức hút đáng kể. Cho đến nay, đã có gần 41.000 tài khoản ngân hàng Techcombank được mở tại chuỗi WCM.
Động thái trên mang về những điểm sáng cho tập đoàn, điển hình là Phúc Long và Masan MEATLife.
Chuỗi Phúc Long đạt 1.579 tỷ đồng doanh thu và 195 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA), chủ yếu nhờ các cửa hàng flagship hoạt động hiệu quả, mang lại doanh thu 1.153 tỷ đồng và 332 tỷ đồng EBITDA. Trong quý IV/2022, Phúc Long mở 23 cửa hàng flagship mới và 2 cửa hàng mini, nâng tổng số cửa hàng flagship lên 111 và tổng số cửa hàng mini lên 21.
Masan MEATLife (MML) đạt 4.785 tỷ đồng doanh thu, tăng 6,7% so với năm 2021 nhờ sản lượng thịt mát bán tăng. Ghi nhận, giá thịt mát của Masan MEATLife ngày càng cạnh tranh qua việc giảm giá bán và giá ưu đãi dành riêng cho các thành viên WIN. Chiến lược định giá này giúp cho nhiều người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận các sản phẩm thịt mát MEATDeli, đồng thời mang đến hiệu quả cho MML trong dài hạn.
Ngoài ra, thị trường khó khăn nhưng Masan cho hay vẫn tiếp tục đổi mới để đưa ra các sáng kiến phục vụ người tiêu dùng. Đơn cử là xây dựng mô hình WIN ở nông thôn hay đưa vào hoạt động công ty mới về logistic là Supra để cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng. Hiện, Supra đảm nhận 45% lượng hàng hóa khô của WCM, góp phần giảm 13% chi phí cung ứng trên mỗi sản phẩm của WCM trên cơ sở chuẩn hóa trong năm đầu hoạt động.
Với những luận điểm trên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan, ông Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh: “Tôi tự hào về cách Masan đã và đang đổi mới để vượt qua bối cảnh kinh tế vĩ mô và vi mô đầy biến động. Năm 2022, chúng tôi củng cố nền tảng tiêu dùng bán lẻ tích hợp với việc ra mắt các cửa hàng WIN”.
Năm 2023 và sau đó sẽ là giai đoạn đổi mới mang tính quyết định tiếp theo của MSN: số hóa toàn bộ cơ sở hạ tầng tiêu dùng từ sản xuất đến bán lẻ, đồng thời phát triển nền tảng tích hợp giữa thương mại hiện đại và thương mại truyền thống.
MSN ước tính, trong năm tài chính 2023, doanh thu thuần hợp nhất sẽ từ 90.000 tỷ đồng – 100.000 tỷ đồng, tăng trưởng 18% - 31%. TCX vẫn sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng doanh thu, đóng góp hơn 70% vào tổng doanh thu.
Lợi nhuận thuần sau phân bổ cổ đông thiểu số ở các mảng kinh doanh chính (chưa bao gồm khoản thu nhập 1 lần) dự kiến sẽ nằm trong khoảng 4.000 tỷ - 5.000 tỷ đồng, đạt tỉ lệ tăng trưởng từ 4% đến 30%.
Không chỉ đẩy mạnh kinh doanh, MSN còn chú trọng củng cố bảng cân đối kế toán với tỷ lệ đòn bẩy và thanh khoản trong mức kiểm soát. Đặc biệt, tập đoàn vừa huy động thành công khoản vay hợp vốn với tổng trị giá 600 triệu USD kì hạn 5 năm với lãi suất ưu đãi. Khoản vay được đăng ký vượt mức từ gần 40 tổ chức tài chính, thể hiện năng lực tín dụng vững chắc và khả năng huy động vốn với điều khoản ưu đãi của công ty trong thị trường tài chính đầy biến động.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.