MG Việt Nam dùng bản đồ thiếu tỉnh Hà Giang, sai lệch chủ quyền Việt Nam
(VNF) - Mới đây, MG Việt Nam đăng tải một đoạn video ngắn quảng cáo về sản phẩm mới nhưng phần bản đồ Việt Nam bị khuyết khu vực tỉnh Hà Giang.
Ngày 28/8 vừa qua, fanpage chính thức của hãng xe MG Việt Nam trên mạng xã hội Facebook đã đăng tải đoạn video giới thiệu về mẫu xe MG7 mới trên toàn quốc. Đáng chú ý, trong đoạn video quảng cáo này xuất hiện bản đồ Việt Nam lại thiếu tỉnh Hà Giang. Hiện đoạn video này đã bị gỡ trên fanpage chính thức của MG Việt Nam.
Theo tìm hiểu thực tế, phải đến ngày 30/8 (tức là hai ngày sau), hãng xe Trung Quốc MG mới động thái gỡ đoạn clip bản đồ Việt Nam thiếu mất tỉnh Hà Giang.
Cũng trong chiều chiều 30/8, đại diện của hãng xe MG Việt Nam cho biết, đã gỡ bỏ video có chứa bản đồ Việt Nam gây tranh cãi.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động, kinh doanh tại Việt Nam đăng tải những video giới thiệu sản phẩm có chứa bản đồ Việt Nam gây tranh cãi.
Hà Giang là tỉnh cực bắc của Việt Nam, phía đông giáp Cao Bằng, phía tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang và phía bắc giáp Trung Quốc, trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hà Giang, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 320 km.
Trước đó, vào tháng 5 vừa qua, hãng xe máy điện Trung Quốc Yadea cũng vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của dư luận trong nước khi đăng tải bản đồ thể hiện sai lệch chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo đó, trên trang web https://www.yadea.com.vn của Yadea Việt Nam, bản đồ hiển thị trong mục "cửa hàng" là bản đồ sử dụng tiếng Trung Quốc. Tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam được viết bằng tiếng Trung Quốc, dịch ra là Tây Sa và Nam Sa. Đây là tên gọi mà Trung Quốc sử dụng cho hai quần đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ hiển thị đối với người dùng mạng ở nước ngoài truy cập vào trang web của Yadea Việt Nam. Người dùng mạng trong nước truy cập vào trang web của hãng xe máy điện Trung Quốc này thì không thấy hiển thị các thông tin sai trái này.
Sau khi nhận làn sóng chỉ trích từ phía dư luận, hãng xe Trung Quốc Yadea đã có thông báo xin lỗi tới khách hàng trong nước. Tuy nhiên, lời xin lỗi này được nhiều người không đánh giá cao, bởi sự thiếu trách nhiệm trong việc truyền tải thông tin.
Một sự việc khác cũng từng gây chú ý trong năm 2023 đó là Công ty TCL Việt Nam từng sử dụng bản đồ nhưng không có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo đó, tấm bản đồ này chỉ có vùng địa lý hình chữ S và chia 3 miền Bắc, Trung, Nam, kèm với đó là mục tiêu của TCL đối với thị trường ở mỗi miền.
Một vụ việc tương tự khác cũng từng dậy sóng dư luận vào tháng 4/2023 liên quan tới hãng xe công nghệ Grab. Theo đó, người dùng phát hiện bản đồ trên ứng dụng của Grab tại Việt Nam thể hiện thông tin sai lệch về chủ quyền nước ta ở Biển Đông. Cụ thể, với khu vực quần đảo Trường Sa, ngoài một vài tên thực thể như Sơn Ca, Sinh Tồn… được thể hiện bằng tiếng Việt thì tên các thực thể khác được thể hiện bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
Theo bản đồ trên ứng dụng Grab, bãi đá Vành Khăn thuộc chủ quyền Việt Nam không được thể hiện bằng tiếng Việt mà bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, tên gọi lại được thể hiện theo cách gọi phi pháp của Trung Quốc. Bản đồ bãi đá này trên ứng dụng Grab còn thể hiện nội dung cái gọi là "đảo Mỹ Tế - Tam Sa - Trung Quốc".
Có thể thấy, đây không phải lần đầu tiên các thương hiệu kinh doanh tại trường Việt Nam đăng tải thông tin quảng cáo có sự sai sót liên quan tới hình ảnh bản đồ chủ quyền Việt Nam. Điều này khiến dư luận đặt ra dấu hỏi về sự trách nhiệm của thương hiệu trong quá trình đăng tải hình ảnh quảng cáo.
Bất chấp rào cản thuế quan, ‘ông lớn’ xe điện Trung Quốc không ngừng vươn ra toàn cầu
- Haxaco Group bán ô tô Trung Quốc MG thu lãi gần 30 tỷ đồng 30/06/2024 07:45
- MG lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất ôtô tại Việt Nam 10/06/2024 11:23
- MG HS 2024 trở lại Việt Nam sau 2 năm vắng bóng, giá từ 699 triệu đồng 29/01/2024 06:37
Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.