Miền Bắc chưa dứt mưa, cung ứng hàng hoá có đảm bảo?
(VNF) - Tính đến 11h ngày 11/9/2024, các hoạt động khắc phục ảnh hưởng của bão lũ tại các tỉnh, thành phố miền Bắc diễn ra khẩn trương. Về cơ bản, nguồn cung hàng hoá đảm bảo, nhưng rau, củ, thịt có dấu hiệu tăng giá...
Theo báo cáo nhanh của Bộ Công Thương, tính đến 11h ngày 11/9/2024, tại các khu vực chưa bị ngập lụt, chia cắt, tình hình cung ứng hàng hóa vẫn được bảo đảm, giá hàng hóa tại các hệ thống phân phối hiện đại được giữ ổn định.
Tại các chợ truyền thống, giá một số loại rau, củ, thịt lợn, mỳ có tăng nhưng nguồn cung được bổ sung thường xuyên nên không có hiện tượng thiếu hàng tăng giá đột biến.
Đối với các khu vực bị ngập, lụt, chia cắt, sở công thương và các doanh nghiệp đang phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn, cung ứng các mặt hàng như nhu yếu phẩm như mỳ, lương khô, bánh mỳ, bánh trưng, nước uống đóng chai đến cho người dân.
Theo Bộ Công Thương, tại Hà Nội, hàng về chợ chậm, giá rau củ tăng hệ thống bán lẻ và các chợ, nguồn cung hàng hóa thiết yếu vẫn cơ bản được đảm bảo để phục vụ người dân. Một số điểm bán trên địa bàn nằm trong khu vực ngập úng dẫn đến công tác vận chuyển hàng hóa chậm hơn so với thông thường do phương tiện vận chuyển được điều chuyển đến các tỉnh ảnh hưởng nặng nề của bão.
Các mặt hàng rau, củ, quả có tăng do mưa, ngập khiến rau bị hỏng và khó khăn trong công tác thu hoạch và vận chuyển. Tuy nhiên, các mặt hàng này đã được chủ động điều chuyển từ nguồn hàng các tỉnh phía Nam để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân.
Tại điểm nóng Quảng Ninh, theo Bộ Công Thương, tình hình cung ứng hàng hoá thiết yếu được đảm bảo đủ.
Tình hình cung ứng hàng hóa tại các siêu thị, chợ, trong đó có một số địa bàn của tỉnh mặc dù cơ sở vật chất bị hư hỏng do bão gây ra nhưng các đơn vị vẫn duy trì hoạt động. Hiện có 130/133 chợ, 11 siêu thị kinh doanh tổng hợp và 342 cửa hàng tiện lợi trên địa bàn đa số đều duy trì bán các mặt hàng thiết yếu trong đó có rau củ quả, thịt, trứng.
Tỉnh Quảng Ninh vẫn đáp ứng nhu cầu cung ứng hàng hóa thiết yếu cho nhân dân, giá các mặt hàng cơ bản ổn định, trừ một số mặt hàng như rau xanh, thịt có mức tăng nhẹ từ 10-15% so với thời điểm trước bão.
Trong khi đó tại TP. Hải Phòng, Bộ Công Thương cho biết nguồn cung dồi dào, giá tăng từ 5-10%.
Theo đó, trên địa bàn thành phố Hải Phòng mưa lớn, nhiều tuyến đường thành phố bị ngập nước, tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn thành phố diễn ra bình thường. Tại các chợ: các mặt hàng lương thực, thực phẩm, rau củ quả nguồn cung dồi dào, nhu cầu mua sắm không có biến động nhiều (tăng 5-10% so với ngày thường).
Tại các siêu thị, nguồn cung hàng hóa tăng 80-100% (chủ yếu đối với các mặt hàng thiết yếu). Do tâm lý lo ngại mua lũ, sạt lở tại các tỉnh phía Bắc kéo dài, ngay từ chiều ngày 10/9, khách hàng vào mua sắm tại các siêu thị tăng đột biến (tăng trên 150-170% so với ngày thường), người dân xếp hàng dài mua nhu yếu phẩm như thịt, cá, rau xanh, các loại đồ ăn sẵn, bánh mỳ, lương khô, sữa, nước, giá cả hàng hóa tại các siêu thị vẫn ổn định so với ngày thường, không có tăng giá các mặt hàng, lượng hàng bán ra tăng mạnh từ 50-80% so với ngày thường.
Các KCN ở Hải Phòng nối lại chuỗi cung ứng, đảm bảo đơn hàng sau bão Yagi
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định: 'Hồ thủy điện Thác Bà an toàn' 11/09/2024 02:28
- Thiệt hại tỷ đô vì siêu bão Yagi 11/09/2024 01:50
- Điều kiện để DN bị ảnh hưởng bão Yagi được giảm lãi suất vay vốn 11/09/2024 11:45
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.