'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nhà chức trách tỉnh Hải Nam, Trung Quốc hôm 7/9 đã có cuộc họp báo thống kê thiệt hại do siêu bão Yagi gây ra. Theo đó, siêu bão này đã khiến 4 người thiệt mạng và 95 người khác bị thương. Hơn 526.000 người trên khắp Hải Nam đã bị ảnh hưởng bởi cơn bão. Hai thành phố trực tiếp bão đổ bộ là Hải Khẩu và Văn Xương, ước tính thiệt hại lên đến 60 tỷ NDT (gần 8,5 tỷ USD).
Ngược dòng lịch sử, năm 2005 nước Mỹ đã phải hứng chịu siêu bão Katrina, một cơn bão có sức gió giật lên tới 205km/h. Theo ước tính được công bố sau đó, cơn bão khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.800 người và gây tổng thiệt hại kinh tế ước tính lên tới hơn 150 tỷ USD và các công ty bảo hiểm đã chi trả khoảng 40 tỷ USD cho những thiệt hại này.
Tại Đông Nam Á, một trong những cơn bão tồi tệ nhất ở châu Á là cơn bão Haiyan năm 2013, đã tàn phá nhiều khu vực ở Đông Nam Á và được ghi nhận là một trong những cơn bão lớn nhất đổ bộ vào Philippines. Theo tính toán, siêu bão này gây ra thiệt hại ước tính 5,8 tỷ USD , khiến khoảng 6.340 người tử vong.
Hiện vẫn chưa thể thống kê được những thiệt hại do bão Yagi gây ra cho Việt Nam, nhưng theo tính toán sơ bộ thì chắc chắn sẽ lên tới hàng tỷ USD. Không chỉ gây hại trực tiếp khi tấn công các tỉnh thành miền Bắc, đặc biệt là Quảng Ninh và Hải Phòng, bão Yagi còn gây mưa to và từ đó gây tình trạng ngập lụt nghiêm trọng kéo dài cho miền Bắc nhiều ngày sau đó.
Ghi nhận của cơ quan chức năng Quảng Ninh cho thấy hồi 13 giờ ngày 07/9, bão số 3 ở trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng cường độ cấp 12, giật cấp 16, nhưng khi đổ bộ vào Bãi Cháy, bão có cường độ cấp 14, giật trên cấp 17.
Chỉ tính riêng tại Quảng Ninh, theo thông tin được công bố tại cuộc họp báo chiều ngày 10/9, mặc dù đã có sự chuẩn bị kỹ càng, nghiêm túc để chống bão, song bão Yagi đã làm 20.245 nhà bị tốc mái; 21 phương tiện vận tải thủy, 23 tàu du lịch, 41 tàu cá các loại bị chìm, trôi dạt; trên 2.402 cơ sở nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 1.273ha lúa, màu bị đổ, ngập úng, ảnh hưởng; 17.223 ha rừng trồng bị ảnh hưởng tại 08 địa phương; 1.403 cột điện bị gẫy đổ, khoảng 70% cây xanh đô thị bị gẫy đổ (tập trung tại các đô thị lớn như Hạ Long, Cẩm Phả, Quảng Yên), 02 trạm điện, 03 trạm viễn thông và nhiều cột thu phát sóng bị hư hỏng. Nhiều nhà cao tầng, trụ sở cơ quan, trường học bị hư hỏng (cơ bản bị tốc mái tôn, vỡ kính); số lượng lớn pano biển quảng cáo, cột quảng cáo… bị gãy đổ. Hạ tầng cơ sở các khu công nghiệp ven biển tại thị xã Quảng Yên bị hư hại trên diện rộng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đấy mới chỉ là thiệt hại phần nổi được thống kê. Thiệt hại tiếp theo cho phải ngừng hoạt động kinh doanh để khắc phục hậu quả bão, dọn dẹp chỉnh trang đô thị, tiến độ các đơn hàng bị ảnh hưởng… là không thể đo đếm ngay được. Đặc biệt là với Quảng Ninh là địa bàn du lịch hàng đầu, sẽ mất rất nhiều thời gian để khắc phục hậu quả và trả lại vẻ đẹp từng có.
Bão đi qua nhưng hình ảnh các đơn vị chức năng của Quảng Ninh căng mình chống bão và khắc phục hậu quả của bão là rất ấn tượng. Ngay từ khi có thông tin bão ở Đông Philippines, Quảng Ninh đã chủ động nắm bắt, chỉ đạo chuẩn bị công tác phòng, chống bão số 3; đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo PCTT-TKCN và PTDS tỉnh tổ chức họp để triển khai công tác ứng phó cơn bão số 3 có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Tỉnh đã thành lập 08 đoàn công tác đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 trên địa bàn. Tiếp đó, tỉnh tiến hành cấm biển từ 11 giờ 00 ngày 06/9/2024 và trực chỉ huy 100% trong đêm ngày 06/9/2024 và ngày 07/9/2024 từ tỉnh, huyện, xã, phường và một số vị trí hoạt động (từ xa) có các tổ công tác của huyện.
Ngay sau bão, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp trực tuyến với Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các địa phương khác về công tác chỉ đạo, khắc phục bão số 3.
Và ngay trong chiều ngày 08/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp có mặt tại Quảng Ninh để kiểm tra chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau bão. Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tổ chức nhiều đoàn công tác do lãnh đạo tỉnh đi kiểm tra tình hình thiệt hại, công tác khắc phục thiệt hại, chỉ đạo ứng phó với mưa hoàn lưu sau bão.
Hình ảnh đồng chí Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh, đầu đội nón cối, chân đi ủng lăn lộn khắp các điểm nóng đã cho thấy nỗ lực rất lớn của tỉnh này trong công tác phòng chống và khắc phục hậu quả của bão Yagi.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, trong cuộc chiến với bão Yagi vừa qua, tổng cộng tỉnh này đã huy động gần 5.000 cán bộ chiến sỹ quân đội và công an với tổng phương tiện gồm 53 ô tô; 38 tàu; 35 xuồng tham gia.
Lực lượng thường trực cứu hộ cứu nạn trên vịnh Hạ Long tổ chức trực 100% quân số, phương tiện tại Cảng tàu khách Quốc Tế Tuần Châu, phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long.
Bên cạnh nỗ lực của chính quyền, những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân cũng rất đáng chú ý. Sau bão Yagi, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long của Tập đoàn Sungroup phải tạm dừng hoạt động do hệ thống cây xanh, đường điện, đường nước phục vụ hoạt động của cảng đều chịu thiệt hại nặng nề.
Trong số 3 bến neo tàu của Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, cảng số 3 chịu thiệt hại nặng nề nhất khi các cầu phao bị lật, trôi dạt vào bờ, không thể neo đậu được tàu. Tập đoàn Sun Group đã tiến hành khảo sát, đánh giá thiệt hại, để có phương án sửa chữa, khôi phục hoạt động.
Còn tại khu công viên Sunworld, chịu thiệt hại nặng nhất là vòng quay mặt trời. 3 cabin của vòng quay đã bị bão thổi bay, các máng trượt của công viên nước cũng bị bão làm vỡ. Lãnh đạo Tập đoàn Sun Group cho biết sau khi kiểm đếm thiệt hại, tập đoàn sẽ cho triển khai ngay việc khắc phục hậu quả, ưu tiên các khu như cảng tàu, cáp treo và khu nghỉ dưỡng Premier Village.
Tại dự án khách sạn Alacarte Hạ Long, ngay khi có thông tin về cơn bão Yagi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, đơn vị quản lý vận hành là Công ty Cổ phần Alacarte Hạ Long đã huy động mọi nguồn lực để thực hiện phòng chống bão nhằm hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại của các căn hộ và Tòa nhà.
Tại thời điểm bão Yagi đổ bộ vào thành phố Hạ Long có hơn 150 cán bộ nhân viên có mặt tại tòa nhà để thực hiện các biện pháp chống bão, hướng dẫn khách lưu trú di chuyển đến khu vực an toàn và bảo vệ tài sản trang thiết bị của các căn hộ và tòa nhà.
Ngay sau khi cơn bão đi qua, chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành đã liên hệ với các nhà thầu thi công, các đơn vị cung cấp trang thiết bị và các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng để đánh giá về các thiệt hại, tìm ra những giải pháp để khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra. Chủ đầu tư cũng đã huy động hơn 200 cán bộ nhân viên trong hệ thống trên địa bàn Hà Nội tình nguyện tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả trong đợt này.
Chỉ trong hai ngày sau khi bão tan, chủ đầu tư đã tiến hành bịt kín các phần kính bị bung, vỡ bằng tấm Alu để tránh thiệt hại đối với nội thất bên trong căn hộ trong thời gian chờ để khôi phục lại toàn bộ thiệt hại kính mặt ngoài.
Đồng thời, để đảm bảo an toàn, thẩm mỹ của tòa nhà nói chung cũng như các căn hộ nói riêng, chủ đầu tư đã và đang tiếp tục làm việc với các đơn vị tư vấn, nhà thầu để lên phương án khắc phục, sửa chữa, thay thế hệ thống kính bị ảnh hưởng. Trước mắt, sẽ cần ít nhất 3 tháng để khắc phục hậu quả và đưa công trình trở lại hoạt động bình thường.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện chủ đầu tư cho biết ảnh hưởng của bão là bất khả kháng. Trên thực tế, dự án đã được áp dụng gần như những tiêu chuẩn cao nhất đối với nhà cao tầng trong quá trình thi công.
“Tinh thần chung là đồng hành, hỗ trợ tối đa cho khách hàng của mình, nỗ lực hoàn thành công tác khắc phục hậu quả của bão trong thời gian sớm nhất”, đại diện chủ đầu tư cho biết.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.