Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trong ngành công nghệ thông tin Việt Nam, cái tên MISA không còn xa lạ khi đây là doanh nghiệp cung cấp các phần mềm quản lý cho các cơ quan, nhà nước, doanh nghiệp ở lĩnh vực quản lý công và quản trị doanh nghiệp.
Doanh nghiệp này được thành lập từ năm 1994 với tên gọi ban đầu là MISA Group. Người sáng lập nên MISA là ông Lữ Thành Long (sinh năm 1972) cùng người bạn là ông Nguyễn Xuân Hoàng (sinh năm 1974) với định hướng ban đầu là sản xuất phần mềm đóng gói (khởi đầu là phần mềm kế toán).
Năm 2002, MISA chuyển đổi thành công ty cổ phần và thành lập văn phòng đại diện tại TP. HCM. Đến nay, trụ sở chính của Công ty Cổ phần MISA đặt tại tầng 9 tòa nhà Technosoft, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của MISA là ông Lữ Thành Long; bà Đinh Thị Thúy (sinh năm 1976) là tổng giám đốc.
Hiện MISA đã phát triển với quy mô hơn 2.000 nhân sự, có 5 văn phòng đại diện trên toàn quốc. Doanh nghiệp này cũng đã xuất hiện tại 16 quốc gia, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho hơn 70.000 đơn vị hành chính sự nghiệp, 150.000 doanh nghiệp và gần 2 triệu hộ cá thể và cá nhân.
Trong 3 năm gần đây, vốn điều lệ của MISA thăng giáng liên tục, lần lượt ở mức 338 tỷ đồng (2018), 380 tỷ đồng (2019) và 378 tỷ đồng (2020).
Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy trong giai đoạn 2018 - 2020, Công ty Cổ phần MISA làm ăn rất hiệu quả. Doanh thu thuần của doanh nghiệp này vào năm 2018 đạt 795,7 tỷ đồng, có giảm xuống 635,6 tỷ đồng vào năm 2019 nhưng lại bật tăng vào năm 2020. Đáng nói, 2020 là năm cả nước đối mặt với đại dịch Covid-19, nhưng doanh thu của MISA lại tăng trưởng một cách đầy ấn tượng, đạt đỉnh 969 tỷ đồng (mức tăng trưởng hơn 52%).
Lợi nhuận gộp của MISA trong 3 năm kể trên đạt 695,1 tỷ đồng (2018), 493,3 tỷ đồng (2019) và 777,6 tỷ đồng (2020). Biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt mức ấn tượng, lần lượt là: 87,4%, 77,6% và 80,1%.
Mặc dù vậy, do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp luôn neo ở mức cao nên lợi nhuận trước thuế của MISA cũng bị bào mòn đáng kể, chỉ còn 244,3 tỷ đồng vào năm 2018; 57,8 tỷ đồng vào năm 2019 và 234,4 tỷ đồng vào năm 2020. Trừ đi các loại thuế, số lãi còn lại của MISA lần lượt đạt 195,2 tỷ đồng; 46,1 tỷ đồng và 187,3 tỷ đồng.
Cũng theo dữ liệu của VietnamFinance, tài sản của Công ty Cổ phần MISA liên tục được bồi đắp trong 3 năm qua. Từ mức 754 tỷ đồng vào 2018, tổng tài sản tăng lên 1.315 tỷ đồng vào 2019 và đạt 1.751 tỷ đồng vào năm 2020. Như vậy, chỉ sau 3 năm, tổng tài sản của MISA đã tăng hơn 2,3 lần.
Nhìn chung, chất lượng tài sản của MISA khá tốt. Tiền và tương đương tiền luôn dồi dào khi đạt giá trị hàng trăm tỷ đồng. Trong giai đoạn Covid-19 (2020), MISA có khoản đầu tài chính ngắn hạn lên tới 1.130 tỷ đồng.
Chất lượng tài sản của MISA còn được thể hiện ở việc tiết giảm các khoảng phải thu ngắn hạn, lần lượt giảm từ 195,7 tỷ đồng (2018) xuống còn 75 tỷ đồng (2019) và chỉ còn 61 tỷ đồng vào năm 2020.
Về nguồn vốn, nợ phải trả của MISA đã tăng gấp 3 lần sau 3 năm, từ mức 219,8 tỷ đồng vào năm 2018 lên 656,8 tỷ đồng vào năm 2020. Chiếm phần lớn trong số nợ của doanh nghiệp là nợ phải trả cho người lao động và doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn.
Mặc dù vậy, số nợ phải trả của MISA lại không đáng quan ngại khi vốn chủ sở hữu liên tục được bồi đắp, từ mức 534,3 tỷ đồng vào năm 2018 lên 934,7 tỷ đồng vào 2019 và đạt 1.094,3 tỷ đồng vào năm 2020.
Nhìn vào bảng lưu chuyển tiền tệ của MISA cũng có thể thấy được doanh nghiệp này đang không ngừng mở rộng quy mô đầu tư khi tăng cường mua sắm, xây dựng thêm tài sản cố định hoặc gia tăng đầu tư vốn ra bên ngoài, dẫn đến lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của MISA âm tới 464,7 tỷ đồng năm 2019 và âm 692 tỷ đồng vào năm 2020.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.