Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tuyên bố của Hải quân Mỹ ngày 7/1 cho hay cụm tàu sân bay chiến đấu gồm USS Carl Vinson cùng một số tàu khu trục tên lửa, chiến hạm khác của Mỹ đã rời cảng San Diego, trên đường tới tây Thái Bình Dương, theo Yonhap.
Đây là một phần trong sáng kiến của Hạm đội 3 Mỹ, nhằm hỗ trợ các hoạt động của Hạm đội 7, đóng tại Nhật Bản, trong việc phản ứng với các diễn biến tại khu vực.
Carl Vinson có thể sẽ xuất hiện ở vùng nước gần bán đảo Triều Tiên trước thềm Olympics mùa đông PyeongChang diễn ra vào ngày 9/2. Chưa rõ cụm tàu sân bay này có tham gia cuộc tập trận thường niên của liên quân Mỹ-Hàn vào tháng 3 hay không. Tàu Carl Vinson đã tham gia tập trận Đại bàng non với Hàn Quốc vào năm ngoái.
Như một điều hiển nhiên, các tàu sân bay hạt nhân luôn là biểu tượng sức mạnh của siêu cường Mỹ ở ngoài lãnh thổ. Riêng tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70) (chưa tính đến các tàu hộ tống, tàu ngầm đi kèm trong một nhóm tấn công) đã hội tụ sức mạnh lớn hơn hầu hết sức mạnh không quân của đa số các quốc gia trên thế giới.
Tàu sân bay USS Carl Vinson là một trong 10 tàu sân bay năng lượng hạt nhân lớp Nimitz thuộc phiên chế của Hải quân Mỹ. Theo Military Factory, được đặt hàng vào năm 1974 và chính thức phiên chế năm 1982, tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70) sở hữu hai lò phản ứng năng lượng hạt nhân Westinghouse-brand A4W cùng 4 tua-bin hơi, cho phép tàu đạt vận tốc 55km/giờ với lượng giãn nước 97.000 tấn.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley một lần nữa lặp lại quan điểm nói Triều Tiên phải chấm dứt các cuộc thử hạt nhân trước khi có bất cứ đàm phán nào với Mỹ. Bà nhắc lại lập trường của Mỹ một ngày sau khi tổng thống Donald Trump ngỏ ý sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ngày 6/1.
Trước đó quan điểm ông Trump với Triều Tiên đã có chuyển đổi bất ngờ từ cách tiếp cận mang tính đe dọa, khiêu khích, bao gồm cả những lời xúc phạm cá nhân qua lại giữa ông Trump và ông Kim, sang những tuyên bố kêu gọi một nghị quyết hòa bình.
Bà Haley cho rằng cách tiếp cận này của ông Trump là hoàn toàn dễ hiểu trong việc gửi thông điệp tới Bình Nhưỡng về vấn đề hạt nhân.
Liên quan tới dư luận chỉ trích về việc ông Trump viết trên Twitter nói rằng ông có nút hạt nhân to hơn và mạnh hơn của nhà lãnh đạo Triều Tiên, bà Nikki Haley cho rằng ông Trump nói như vậy là có ý răn đe Triều Tiên phải thận trọng hơn trong phát ngôn và hành xử.
Ngày 7/1, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm, trong đó thảo luận các vấn đề nóng trên thế giới, bao gồm vấn đề Triều Tiên.
Theo Nhà Trắng, cuộc trao đổi trên nhằm mục đích "nhấn mạnh" quyết tâm của Mỹ, Hàn Quốc và quốc tế nhằm phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên.
Trong diễn biến liên quan cùng ngày, Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo khẳng định Washington quyết tâm chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên thông qua biện pháp ngoại giao, song cũng sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần thiết.
Ngày 7/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hoan nghênh đàm phán liên Triều về việc Triều Tiên tham gia Thế vận hội Olympic mùa Đông 2018 tại Hàn Quốc.
Phát biểu với đài NHK của Nhật Bản, Thủ tướng Abe cho biết điều duy nhất khiến đàm phán trở nên có ý nghĩa là cam kết và hành động cụ thể của Bình Nhưỡng về từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa một cách hoàn toàn minh bạch cũng như không thể đảo ngược.
Trước đó, phát biểu trong cuộc họp báo nhân dịp năm mới, nhà lãnh đạo Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy biện pháp ngoại giao kiên quyết nhằm khiến Triều Tiên thay đổi chính sách, đồng thời cam kết Nhật Bản sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế cũng như củng cố năng lực phòng vệ để đối phó với mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Hàn Quốc và Triều Tiên hoàn tất danh sách đoàn đàm phán liên Triều
Triều Tiên đã gửi danh sách đoàn đại biểu tham dự cuộc họp cấp cao liên Triều dự kiến diễn ra vào ngày 9/1 tới tại Bàn Môn Điếm. Trong đó bao gồm năm người, đứng đầu là Chủ tịch Ủy ban hòa bình thống nhất tổ quốc Triều Tiên Ri Son-kwon. Vị này vốn xuất thân là quân nhân, có nhiều kinh nghiệm về quân sự cũng như đàm phán liên Triều.
Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cho Myung-kyun sẽ là trưởng đoàn đại diện cấp cao của Hàn Quốc. Ông này từng tham gia Hội đàm thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai vào năm 2007 dưới thời cố Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il.
Ngoài ra, các thành viên khác của đoàn đàm phán hai bên cũng được cho là có sự tương ứng về cấp bậc, như Thứ trưởng Bộ thống nhất Hàn Quốc Chun Hae-sung và Phó Chủ tịch Ủy ban hòa bình thống nhất tổ quốc Triều Tiên Jon Jong-su, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Hàn Quốc Roh Tae-kang và Thứ trưởng Bộ Thể thao Triều Tiên Won Kil-woo.
Sau khi nhất trí về vấn đề tham gia Olympic của Bắc Triều Tiên, hai bên có thể thảo luận về vấn đề cải thiện mối quan hệ liên Triều như phương án phòng ngự các cuộc xung đột ở đường ranh giới quân sự, đoàn tụ gia đình ly tán và ngừng tập trận chung Hàn-Mỹ.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.