'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại Hội nghị Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới “Tinh hoa châu Á, Bứt phá toàn cầu” diễn ra ngày 7/6 tại Hà Nội, ông Gijae Seong, giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, năm 2022 giá trị xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam đạt trên 80.000 tỷ đồng. Riêng với Amazon, năm 2022 số doanh nghiệp Việt Nam tham gia bán hàng tăng 80% so với cùng kỳ, kim ngạch tăng 45%.
Tuy nhiên, ông Gijae Seong chỉ ra điểm trừ là nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã sẵn sàng xuất khẩu trực tuyến nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và làm sao để mở rộng quy mô. Do đó, một trong những hạn chế hiện nay là Việt Nam đang trong quá trình chuyển từ xuất khẩu truyền thống sang xuất khẩu online, nên vẫn còn nhiều khoảng trống về chính sách cần khắc phục.
“Nếu doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ toàn diện hơn, ứng dụng thương mại điện tử vào xuất khẩu, trong 5 năm tới xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam có thể đạt 300.000 tỷ đồng”, ông Gijae Seong khẳng định.
Theo nghiên cứu mới nhất của Access Partnership với 300 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tại Việt Nam, có 86% các doanh nghiệp cho rằng họ sẽ không thể thực hiện hoạt động xuất khẩu nếu không có thương mại điện tử.
Dự báo doanh thu xuất khẩu thương mại điện tử của Việt Nam có thể đạt đến 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027 nếu như các doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ đầy đủ và đẩy nhanh tốc độ áp dụng thương mại điện tử để xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ.
Tuy nhiên, báo cáo của Access Partnership cũng chỉ ra rằng dù đã ghi nhận nhiều nỗ lực hỗ trợ, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Việt Nam vẫn đối mặt với một số thách thức khi xuất khẩu thương mại điện tử. Những thách thức này tập trung vào 4 vấn đề chính gồm: kiến thức, năng lực, quy định và chi phí.
Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam (iDEA), cho biết thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu hướng bùng nổ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ trên 20%/năm. Đây là một ngành mới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế số của Chính phủ.
Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới tăng hơn 2 lần thương mại điện tử nói chung, nhất là trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh để duy trì sản xuất, xuất khẩu.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam vẫn gặp nhiều rào cản giống như: Đó là những rào cản về kỹ thuật, quy định rất khắt khe của thị trường nhập khẩu sản phẩm; rào cản về năng lực của doanh nghiệp; rào cản về chi phí. và rào cản về thông tin.
"Theo tôi, 4 rào cản trên là những rào cản nói chung đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như hoạt động xuất nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới", bà Lại Việt Anh cho hay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.