Năm 'người kết nối' quan trọng nhất toàn cầu: Gọi tên Việt Nam

Khánh Tú - 06/11/2023 19:29 (GMT+7)

(VNF) - Việt Nam cùng 4 quốc gia khác là Ba Lan, Mexico, Maroc và Indonesia đang được xem là những “người kết nối” quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu đang phân cực do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung cùng sự bất ổn địa chính trị.

VNF
1

Bloomberg Businessweek nhận định, trong thời gian qua, Việt Nam cùng với Ba Lan, Mexico, Maroc và Indonesia nổi lên như những mắt xích quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu vốn đang bị phân mảnh do ảnh hưởng từ địa chính trị và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

Để đưa ra kết luận này, Bloomberg Businessweek đã đi sâu vào phân tích dữ liệu thương mại và đầu tư của 5 quốc gia này.

Theo đó, nhóm 5 quốc gia này đạt sản lượng kinh tế 4.000 tỷ USD vào năm 2022, nhiều hơn Ấn Độ và gần bằng với Đức hoặc Nhật Bản. Nhóm 5 quốc gia này cũng đại diện cho 4% tổng GDP toàn cầu và thu hút hơn 10%, tương đương 550 tỷ USD, tổng số đầu tư vào lĩnh vực xanh kể từ năm 2017. Tất cả đều cho thấy thương mại của Việt Nam, Ba Lan, Mexico, Maroc và Indonesia đều đang bứt tốc ấn tượng trong vòng 5 năm qua.

Việt Nam

Vai trò của Việt Nam trong việc kết nối nền kinh tế toàn cầu đã được tăng cường trong những năm qua, nhất là từ khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 cũng khiến làn sóng “Trung Quốc +1” trở nên nóng hơn. Với vị trí địa lý thuận tiện kết hợp với chi phí lao động thấp, cơ sở hạ tầng được cải thiện và danh sách các hiệp định thương mại ngày càng mở rộng, Việt Nam trở thành một điểm đến mới của các công ty muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

Những minh chứng rõ nét nhất cho làn sóng dịch chuyển này chính là sự xuất hiện và phát triển của tổ hợp nhà máy trị giá 1 tỷ USD của tập đoàn công nghệ Foxconn tại miền Bắc Việt Nam, công ty sản xuất AirPods GoerTek,…

Mỹ hiện chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong khi Trung Quốc là nhà cung cấp nguyên liệu lớn nhất, từ máy móc đến nguyên phụ liệu may mặc, cho các nhà sản xuất ở quốc gia Đông Nam Á này.

Không chỉ vậy, Việt Nam cũng đã chính thức nâng cấp quan hệ với Mỹ vào tháng 9 năm nay, chuyển sang mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”. Đáp lại, Mỹ công bố sẽ giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn còn non trẻ của quốc gia Đông Nam Á này.

Ở phía khác, Việt Nam cũng là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, hiệp định thương mại tự do kéo dài 3 năm do Trung Quốc khởi xướng. Có thể thấy rằng, Việt Nam đang tận dụng tốt các hiệp định thương mại với các bên để giúp nền kinh tế quốc gia bứt tốc.

Ba Lan

Sự kết nối giữa Ba Lan với Trung Quốc trong những năm qua được thể hiện rõ ở ngành công nghiệp xe điện. Vào năm 2022, tập đoàn Geely của Trung Quốc đã ký thỏa thuận với công ty ElectroMobility Ba Lan thuộc sở hữu của nhà nước để cung cấp công nghệ cho dự án phát triển xe điện của riêng Ba Lan. Theo kế hoạch, dự án này sẽ bắt đầu sản xuất mẫu xe hatchback và SUV vào cuối năm 2025 tại một nhà máy ở trung tâm Silesia.

Mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Ba Lan ngày càng gắn bó hơn khi ngành công nghiệp sản xuất pin của Ba Lan phát triển mạnh mẽ. Ba Lan hiện là nhà sản xuất pin lớn thứ hai toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc và ngành công nghiệp sản xuất pin lithium-ion chiếm 2,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Sự phát triển của ngành công nghiệp này kéo theo sự tăng trưởng nhập khẩu nguyên liệu thô, chẳng hạn như than chì, từ Trung Quốc. Nhờ đó, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Ba Lan đã tăng 112% kể từ năm 2017, lên 38,2 tỷ USD vào năm ngoái.

Mặc dù tăng cường hợp tác với Trung Quốc nhưng Ba Lan vẫn phát huy tốt vai trò trung tâm sản xuất của các hãng xe Tây Âu như Volkswagen, Mercedes-Benz cũng như các tập đoàn lớn từ Hàn Quốc.

Nhà máy sản xuất pin lithium-ion 5 năm tuổi của LG Energy Solution Ltd. ở Wroclaw, phía tây nam Ba Lan đang trong quá trình mở rộng trị giá 529 triệu USD. Sau khi hoàn thành vào năm 2025, nhà máy này sẽ sản xuất đủ pin để cung cấp năng lượng cho 1 triệu ô tô điện.

Cách Wroclaw khoảng một giờ lái xe về phía nam, một liên doanh giữa Umicore của Bỉ và Volkswagen cũng sẽ đầu tư 1,7 tỷ euro vào một nhà máy sản xuất vật liệu cực âm, một thành phần quan trọng trong pin. Mercedes cũng đang xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện gần đó với chi phí hơn 1 tỷ euro.

Mexico

Năm 2023 đánh dấu lần đầu tiên Mexico vượt qua Trung Quốc để trở thành nhà xuất khẩu hàng hóa lớn nhất sang Mỹ. Mối quan hệ kinh tế của nước này với phần còn lại của thế giới cũng đang chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là Trung Quốc.

Mexico đang trở thành miền đất hứa của các công ty Trung Quốc, từ công ty sản xuất phụ tùng ô tô đến đồ nội thất. Theo ước tính của Hiệp hội các khu công nghiệp tư nhân Mexico, trong 2 năm tới, 1/5 doanh nghiệp mới thành lập tại đây sẽ có chủ là người Trung Quốc. Đầu tư của các công ty Trung Quốc đã tăng gần 50%, lên 2,5 tỷ USD vào năm 2022.

Hiệp định thương mại tự do giữa Mexico với Mỹ và Canada chính là một trong những điểm thu hút của Mexico trong mắt các doanh nghiệp Trung Quốc.

Mặc dù hiệp định này giúp củng cố sản xuất ở Bắc Mỹ và giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc nhưng Mỹ không tính đến việc Mexico sẽ trở thành “cánh cửa phụ” để các mặt hàng Trung Quốc chảy vào thị trường Mỹ.

Ông Zhang Run, đại sứ Trung Quốc tại Mexico, cho biết: “Các công ty Trung Quốc đã tiến thêm một bước mới trong quá trình vươn ra toàn cầu, và Mexico chính là mắt xích quan trọng trong quá trình đó”.

Maroc

Với trữ lượng phốt phát lớn nhất thế giới, Maroc đang trở thành một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang xe điện của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.

Ngành công nghiệp ô tô của Maroc vốn có liên kết chặt chẽ với hàng chục nhà sản xuất ô tô lâu đời của Mỹ như Renault, Stellantis, Lear,… Thế nhưng trong những năm gần đây, mối quan hệ thương mại của Maroc với châu Âu cùng Trung Quốc đang dần bùng nổ với tổng số vốn FDI 15,3 tỷ USD vào năm 2022, xấp xỉ số tiền của 5 năm trước cộng lại.

Vào tháng 9, LM Chem và Youyshan, một công ty con của Tập đoàn Huayou của Trung Quốc, đã công bố kế hoạch biến Maroc thành cơ sở toàn cầu của họ trên thị trường LFP, với kế hoạch sản xuất hàng loạt vào năm 2026.

Công ty công nghệ cao Gotion của Trung Quốc hay CNGR Advanced Material Co., một nhà sản xuất linh kiện pin của Trung Quốc cũng đã công bố các dự án hàng tỷ USD vào xây dựng nhà máy tại Maroc.

Indonesia

Indonesia đang tích cực thu hút các công ty từ cả Mỹ và Trung Quốc để hiện thực hóa tầm nhìn của Tổng thống Joko Widodo về việc xây dựng toàn bộ chuỗi cung ứng xe điện.

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và dân số 270 triệu người, sự kết hợp độc đáo giữa các công ty trên thế giới đang diễn ra tại Indonesia. Vào tháng 3/2023, Ford Motor Co. đã ký một thỏa thuận với Công ty Chiết Giang Huayou Cobalt của Trung Quốc và Vale SA của Brazil để khóa nguồn cung niken, một kim loại được sử dụng trong sản xuất pin xe điện.

Một số công ty Mỹ, đơn cư như nhà sản xuất đèn năng lượng mặt trời Alpan Lighting Products Inc, đã chọn khu công nghiệp Batang ở Indonesia để đặt trụ sở.

Theo Bloomberg Businessweek
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch Bình Thuận và 11 bị can liên quan

Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch Bình Thuận và 11 bị can liên quan

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị rà soát, cung cấp thông tin và tạm dừng giao dịch tài sản của 12 bị can vừa bị khởi tố liên quan đến dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết

Kỳ vọng lợi nhuận hàng nghìn tỷ, các công ty tài chính đã 'thoát đáy'?

Kỳ vọng lợi nhuận hàng nghìn tỷ, các công ty tài chính đã 'thoát đáy'?

(VNF) - Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường tài chính tiêu dùng sẽ khởi sắc trở lại trong năm 2024, tạo đà cho các công ty tài chính bứt phá. Nhiều công ty tài chính như FE Credit, Mcredit hay EVNFinance cũng đã mạnh dạn đề ra mục tiêu tăng trưởng cao trong năm nay.

Trung ương đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Xét theo nguyện vọng cá nhân, Trung ương đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

Năng lượng Ninh Thuận: Ba năm lỗ liên tiếp, lũy kế gần 370 tỷ đồng

Năng lượng Ninh Thuận: Ba năm lỗ liên tiếp, lũy kế gần 370 tỷ đồng

Công ty cổ phần Công nghiệp năng lượng Ninh Thuận mới công bố tình hình tài chính năm 2023. Lợi nhuận âm liên tiếp 3 năm, lãi trái phiếu kỳ 5 thanh toán chậm do chưa có nguồn.

Lãi lớn từ công ty liên kết, HHS hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong quý I

Lãi lớn từ công ty liên kết, HHS hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HoSE: HHS) báo lãi sau thuế tới 150 tỷ đồng trong quý I/2024, bằng 50% kế hoạch năm.

EverLand: Doanh thu quý I giảm 50% so với cùng kỳ

EverLand: Doanh thu quý I giảm 50% so với cùng kỳ

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn EverLand (HoSE: EVG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu thuần trong khi lợi nhuận có sự tăng trưởng đáng kể.

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Minh An bị khởi tố để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng".

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

Theo Sở Du lịch TP. HCM, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có gần 1 triệu lượt người dân, du khách vui chơi, tham quan tại các điểm đến trên địa bàn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

(VNF) - Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hơn chục công ty ở Trung Quốc và Hồng Kông vì ủng hộ nỗ lực chiến sự của Nga ở Ukraine.

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.