Toàn cảnh khu vực sẽ xây Ga đường sắt Đà Nẵng mới
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.
Giữa năm 2019, Công ty Cổ phần Giày Thượng Đình công bố tài liệu cổ đông với kế hoạch kinh doanh chi tiết đưa thương hiệu giày 63 năm tuổi chấm dứt mạch thua lỗ 2 năm liên tiếp.
Cụ thể, Thượng Đình đặt mục tiêu doanh thu đạt 175 tỷ đồng, tăng nhẹ so với doanh số năm liền trước và lãi ròng dự kiến cho cả năm là 50 triệu đồng. Nếu không tính 2 năm trước đó lỗ ròng, đây là mục tiêu lợi nhuận khiêm tốn nhất mà hãng giày này từng đặt ra.
Tuy vậy, kể cả khi đặt mục tiêu lợi nhuận chưa đầy 140.000 đồng mỗi ngày, nhà sản xuất giày Việt này vẫn có thêm một năm kinh doanh ảm đạm.
Báo cáo tài chính kiểm toán 2019 của Giày Thượng Đình cho biết, năm 2019, hãng ghi nhận 166 tỷ doanh thu, giảm 4% so với năm trước và hoàn thành 95% so với kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế thu về tiếp tục báo số âm 13 tỷ đồng. Tính bình quân trong năm vừa qua, mỗi ngày hãng giày này thu về hơn 450 triệu đồng tiền bán hàng nhưng lại lỗ hơn 36 triệu/ngày.
Dù đã cải thiện được hiệu quả kinh doanh chính với biên lãi gộp tăng lên mức 11,9% so với 9,3% năm trước, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần gấp đôi lên 28 tỷ đồng đã khiến hãng lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh.
Sau khi hợp nhất với các hoạt động khác, Thượng Đình lỗ trước và sau thuế hơn 13,2 tỷ, đánh dấu năm thua lỗ thứ 3 liên tiếp của hãng giày vang bóng một thời.
Thậm chí, theo ý kiến ngoại trừ của kiểm toán, lỗ của công ty có thể tăng thêm 12,2 tỷ, liên quan đến hoàn nhập các khoản dự phòng phải thu khó đòi.
Cụ thể, tại thuyết minh 8.4 số liệu so sánh, công ty đã hoàn nhập các khoản dự phòng phải thu khó đòi theo biên bản kiểm tra thuế ngày 16/5/2019 số tiền hơn 12,2 tỷ. Điều này làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2018 tăng thêm số tiền tương ứng.
Vì vậy, nếu hãng thực hiện đúng quy định về nguyên tắc kế toán thì chỉ tiêu chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2019 phải tăng thêm con số 12,2 tỷ này và lãi sau thuế sẽ giảm theo.
Ngoài ra, Giày Thượng Đình còn một số vật tư, thành phẩm luân chuyển chưa xem xét đánh giá trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Phía đơn vị kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng làm cơ sở đánh giá ảnh hưởng của vấn đề này đến báo cáo tài chính năm 2019.
Kiểm toán cũng nhấn mạnh, hiện số dư nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn của công ty dẫn tới khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của hãng giày này có thể không được đảm bảo.
Trong khi đó, lãnh đạo Giày Thượng Đình cho biết, với khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi bị cho là thiếu căn cứ lập dự phòng, công ty sẽ tiếp tục có những biện pháp thu hồi trong thời gian tới.
Còn về vật tư, thành phẩm tồn kho, công ty đã triển khai các cuộc họp và lập kế hoạch sản xuất tận dụng những vật tư tồn kho cho sản xuất giày nội địa và giày xuất khẩu, nhằm tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, hãng cũng đã có kế hoạch chào bán những mã giày chậm luân chuyển trong năm tiếp theo.
Lãnh đạo công ty cũng thừa nhận 2019 là giai đoạn hãng gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là khi có thông tin nhà máy phải di dời khỏi địa chỉ 277 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội), dẫn đến việc giảm lượng khách hàng xuất khẩu, đồng thời công nhân nghỉ việc rất nhiều.
Đến cuối năm 2019, công ty vẫn chưa trích trước trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Trước đó, Thượng Đình cho biết việc duy trì sản xuất tại 277 Nguyễn Trãi rất bất lợi vì chi phí quá cao, sản xuất kinh doanh không thể bù đắp được chi phí thực tế, đặc biệt là chi phí thuê đất và chi phí khấu hao. Nếu di dời sớm nhà máy, các nhà đầu tư cũng sẽ không bị mất vốn hoặc hạn chế mất vốn do sản xuất kinh doanh tại nhà máy này không hiệu quả.
Giày Thượng Đình là một trong những thương hiệu lâu đời nhất tại Việt Nam, tiền thân là Xí nghiệp X30, được thành lập vào tháng 1/1957.
Đến nay, hãng giày này đã có trên 63 năm hoạt động và cung cấp các sản phẩm giày dép cho thị trường trong nước. Công ty cũng từng rất thành công trong việc xuất khẩu.
Giống nhiều thương hiệu vang bóng một thời của Việt Nam, Giày Thượng Đình cũng gặp rất nhiều khó khăn vì dây chuyền sản xuất cũ và không kịp sự thay đổi theo thị yếu người dùng. Các sản phẩm của công ty bị chê là kém thẩm mỹ và không được đầu tư bài bản.
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.