'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sáng 28/10, phát biểu thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến năm 2023, đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu, cho biết về vấn đề xăng dầu "thiếu thật" hay "thiếu giả", cần phải nghiêm túc nghiên cứu, thảo luận, đánh giá để có giải pháp căn cơ, lâu dài.
"Hai nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Bình Sơn đảm bảo tới 70-80% sản lượng tiêu thụ trong nước, chỉ phải nhập khẩu 20%. Vậy tại sao xảy ra hiện tượng hết xăng tại một loạt các cây xăng ở Hà Nội, TP. HCM?", đại biểu đặt vấn đề.
Theo đại biểu Tạ Thị Yên, xăng dầu là nhiên liệu, đầu vào của nền kinh tế, có tác động tới hầu hết các ngành kinh tế và đời sống, sinh hoạt của người dân. Nên giá xăng dầu ổn định, các cân đối vĩ mô sẽ ổn định, sản xuất kinh doanh sẽ phát triển, sẽ có tăng trưởng kinh tế và nhà nước sẽ lại thu được thuế, phí từ nền kinh tế.
Theo đó, đại biểu cho rằng cách can thiệp tốt nhất của Nhà nước đối với thị trường xăng dầu là bằng chính sách tài khóa thông qua thuế và phí và làm tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan.
Được biết, tại TP. HCM đang có hàng trăm cửa hàng bán lẻ xăng dầu dù đã được cơ quan quản lý khẳng định không để tình trạng đứt gãy thì tính hết ngày 24/10, theo số liệu báo cáo của Sở Công thương TP. HCM, số cửa hàng đang hoạt động là 392, số tạm dừng hoạt động chỉ 4 cửa hàng nhưng số có nguồn cung bị gián đoạn liên tục, không đủ các mặt hàng vẫn lên đến 51 cửa hàng.
Về vấn đề tiến độ giải ngân chi đầu tư phát triển cho các công trình dự án trọng điểm quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia, chậm giải ngân gói hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19, theo đại biểu Tạ Thị Yên đây là "điểm nghẽn" mới trong tăng trưởng.
"Việc giải ngân chậm do vướng mắc về quy trình, thủ tục khi triển khai các kế hoạch, chương trình, dự án; có phần là do phân bổ vốn chậm, chuẩn bị đầu tư chưa kỹ. Tuy nhiên, yếu tố chủ quan của con người, bộ máy vẫn là khâu quyết định. Tôi không đồng tình với suy nghĩ của cán bộ "thà đứng trước hội đồng kỷ luật, còn hơn đứng trước hội đồng xét xử", đại biểu Tạ Thị Yên nhấn mạnh.
Theo đại biểu, từ chủ trương chính sách hết sức đúng đắn của Đảng, Quốc hội thể chế hóa, luật hóa, Chính phủ đã điều hành rất quyết liệt, nhưng cán bộ cấp cơ sở vẫn còn tâm lý "e ngại", "sợ sai", "đùn đẩy", "sợ trách nhiệm"… như vậy khó có thể thúc đẩy xã hội phát triển.
"Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần phê bình hiện tượng này và từng nói thẳng "ai không làm thì đứng sang một bên" ", đại biểu cho hay.
Bên cạnh đó, đại biểu Tạ Thị Yên cũng cho rằng nếu làm đúng quy định của pháp luật, trong sáng, vì nước, vì dân thì không có gì phải ngại. "Đứng đằng sau chúng ta vẫn còn có cả một tập thể lãnh đạo, có cơ chế để bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm", bà Yên nói.
Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần siết chặt hơn nữa kỷ luật hành chính, kỷ cương công vụ, đánh giá cán bộ theo kết quả công việc cụ thể. "Nếu cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thực hiện không hiệu quả cần xem xét lại việc bố trí cán bộ, thuyên chuyển, bố trí công việc khác phù hợp hơn với năng lực sở trường", đại biểu Tạ Thị Yên nhấn mạnh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.