Nếu không tìm lối thoát kịp thời, hàng loạt doanh nghiệp BĐS sẽ ra đi

Lệ Chi - 09/06/2023 17:56 (GMT+7)

(VNF) - Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), doanh nghiệp bất động sản hiện giống như người bệnh, không được cung cấp "thuốc chữa”, chỉ được phát cho một số “thực phẩm chức năng” thì về bản chất bệnh cũng không thể hết, chỉ là cầm cự và kéo dài thời gian sống thêm được ngày nào hay ngày ấy.

VNF
'Nếu không tìm lối thoát kịp thời, BĐS sẽ đối mặt sự ra đi của hàng loạt đối tượng'

Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách giúp doanh nghiệp giãn, hoãn các khoản nợ, kéo dài thời hạn trả nợ như Nghị định 08/2023/NĐ-CP, Thông tư 02/2023/TT-NHNN... Tuy nhiên, những chính sách này chỉ có tác động giúp các doanh nghiệp cầm chừng. Thay vì “đóng băng” tại thời điểm này thì kéo dài hơn tình trạng “thoi thóp” và chuyển sang “đóng băng” tại thời điểm khác.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) ví von doanh nghiệp hiện giống như người bệnh, không được cung cấp "thuốc chữa”, chỉ được phát cho một số “thực phẩm chức năng” thì về bản chất bệnh cũng không thể hết, chỉ là cầm cự và kéo dài thời gian sống thêm được ngày nào hay ngày ấy.

Theo VARS, doanh nghiệp hiện tại cần thuốc là dự án được phê duyệt sớm, là tiền thật, để phục hồi hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh chứ không phải chỉ chuyển nợ xấu thời điểm này sang thời điểm khác.

Lãi suất duy trì ở mức cao từ cuối năm 2022, giảm nhẹ vào đầu năm nay nhưng vẫn ở ngưỡng cao đối với sức chịu đựng của doanh nghiệp. Áp lực lãi suất khiến sức khỏe các doanh nghiệp vốn đã yếu lại ngày càng suy giảm.

Hơn nữa, bản thân doanh nghiệp hiện tại thiếu vốn để sản xuất, đầu tư, kinh doanh. Trong khi, doanh thu sụt giảm nhưng vẫn phải gồng mình lên gánh nhiều khoản chi phí, cộng thêm việc huy động nguồn vốn từ ngân hàng không phải là đơn giản. Hầu hết các ngân hàng vẫn tiếp tục siết chặt các nguồn cho vay (đặc biệt là những doanh nghiệp nợ cũ rơi vào nhóm đối tượng cho giãn, hoãn) và mở rộng nhỏ giọt dư nợ cho vay đối với các giao dịch bất động sản.

Kênh huy động vốn qua trái phiếu cũng bị kiểm soát, lãi suất tăng cao gây áp lực lớn cho người mua nhà và chủ đầu tư. Tình trạng khó khăn kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới các đối tượng tham gia thị trường bất động sản mà còn kéo theo sự trì trệ của hàng loạt các ngành nghề liên quan khác.

"Nếu không tìm được “lối thoát” kịp thời, rất có thể thị trường sẽ phải đối mặt với kịch bản ra đi của hàng loạt các đối tượng, từ doanh nghiệp đầu tư, phát triển bất động sản đến doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản và môi giới bất động sản. Hậu quả này sẽ trở thành vấn nạn cho cả nền kinh tế", VARS cảnh báo.

Dựa trên việc "bắt mạch" từng doanh nghiệp, VARS kiến nghị nên phân nhóm doanh nghiệp khó khăn để xử lý theo 3 trường hợp.

Trường hợp 1, đối với các doanh nghiệp còn lực, còn “dấu hiệu sinh tồn” khẩn trương thí điểm phê duyệt, giải quyết trực tiếp các vướng mắc, đưa doanh nghiệp thoát khỏi trạng thái nguy hiểm. Để doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đưa hàng vào thị trường. Phương án này ưu tiên các dự án cấp thiết, phù hợp với nhu cầu thực. Đặc biệt lưu ý những doanh nghiệp lớn, có ảnh hưởng nhiều đến thị trường.

Trường hợp 2, đối với các doanh nghiệp yếu, hết năng lực triển khai dự án nhưng đã hoàn thiện cơ bản các thủ tục pháp lý nên tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư nhằm mục đích kết nối các chủ đầu tư với các nhà đầu tư để thực hiện kêu gọi đầu tư hoặc M&A.

Trường hợp 3, đối với các doanh nghiệp có dự án tồn đọng nhiều vướng mắc, trong khi không còn đủ năng lực triển khai dự án: Nhà nước có biện pháp hỗ trợ, thực hiện việc “mua lại” các dự án của doanh
nghiệp. Sau đó hoàn thiện thủ tục vướng mắc tồn tại rồi thực hiện đấu giá để lựa chọn các nhà đầu tư
mới thực hiện dự án.

Song song với đó, VARS nhấn mạnh tiếp tục có các giải pháp nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc chung cho toàn thị trường bằng các nghị định, chính sách sát thực, cụ thể, nhằm đúng vấn đề thị trường đang trông đợi. Có chính sách hỗ trợ giãn thời gian nộp thuế doanh nghiệp & thuế TNCN, giảm thuế…

>>> Xem thêm: Chỉ còn khoảng 30 - 40% môi giới bất động sản bám trụ với nghề

Cùng chuyên mục
Lộ trình 1,3 tỷ USD bị vướng, Tập đoàn Hyosung ra văn bản gửi Quảng Nam

Lộ trình 1,3 tỷ USD bị vướng, Tập đoàn Hyosung ra văn bản gửi Quảng Nam

(VNF) - Tập đoàn Hyosung đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam về những vướng mắc trong thực thi kế hoạch đầu tư tỷ USD ở địa phương này.

Bán trang sức thu 500 tỷ, Huy Thanh Jewelry nộp thuế chưa nổi 30 triệu

Bán trang sức thu 500 tỷ, Huy Thanh Jewelry nộp thuế chưa nổi 30 triệu

(VNF) - Dù doanh thu trong 4 năm gần đây lên tới gần 500 tỷ đồng, nhưng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà Huy Thanh Jewelry đóng góp chỉ chưa tới 30 triệu. Nhiều năm liên tiếp, số thuế doanh nghiệp đóng góp chỉ bằng 0.

Trong 1 ngày, BĐS Trường Lộc và BĐS Phát Đạt huy động  5.500 tỷ đồng trái phiếu

Trong 1 ngày, BĐS Trường Lộc và BĐS Phát Đạt huy động 5.500 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - Cty BĐS Trường Lộc và BĐS Phát Đạt huy động thành công 5.500 tỷ TP. Hai lô TP hoàn thành trong 1 ngày, cùng ngày đáo hạn, đơn vị tư vấn và lãi suất.

Đất đảo Cô Tô gần 100 triệu/m2, sẵn tiền cũng không dễ tìm mua

Đất đảo Cô Tô gần 100 triệu/m2, sẵn tiền cũng không dễ tìm mua

(VNF) - Nhà đất dọc tuyến đường ven biển chủ yếu để kinh doanh nhà hàng, nơi lưu trú cách Khu dịch vụ thương mại huyện Cô Tô diện tích vài trăm mét vuông hiện có giá bán từ 80 đến 90 triệu đồng/m2.

Thái Bình mở đường cho Geleximco Hưng Phú làm KCN gần 2.000 tỷ

Thái Bình mở đường cho Geleximco Hưng Phú làm KCN gần 2.000 tỷ

(VNF) - Công ty CP Khu công nghiệp Geleximco Hưng Phú vừa được chấp thuận chủ trương đầu dự án phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hưng Phú gần 2.000 tỷ tại tỉnh Thái Bình.

Người vay 'bùng' nợ, cần dịch vụ đòi nợ chuyên nghiệp?

Người vay 'bùng' nợ, cần dịch vụ đòi nợ chuyên nghiệp?

(VNF) - Trong những năm gần đây, tình trạng nợ xấu và bùng nợ đang trở thành thách thức lớn đối với nhiều công ty tài chính tại Việt Nam.

Tesla 'vượt mặt' Volkswagen: Cuộc khủng hoảng ô tô Đức tại Trung Quốc

Tesla 'vượt mặt' Volkswagen: Cuộc khủng hoảng ô tô Đức tại Trung Quốc

(VNF) - Vào thời kỳ hoàng kim của Volkswagen vào đầu thập kỷ này, CEO khi đó là ông Herbert Diess và CEO Tesla là Elon Musk có mối quan hệ "thân thiết khác thường" khi dành nhiều “lời khen có cánh” cho những thành tựu trong ngành ô tô của nhau. Nhưng ở thời điểm hiện tại, mọi thứ đã thay đổi.

'Siêu dự án' 136.000 tỷ đồng: Đại lộ phát triển mới cho TP.HCM

'Siêu dự án' 136.000 tỷ đồng: Đại lộ phát triển mới cho TP.HCM

(VNF) - TPHCM và các tỉnh cơ bản hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tổng thể vành đai 4 dài gần 207km đi qua 5 tỉnh, thành với kinh phí hơn 136.000 tỷ đồng để sớm trình Quốc hội trong tháng 10.

Đà Nẵng lập khu vực đổi mới sáng tạo 3.700ha, có đô thị đại học, công viên phần mềm

Đà Nẵng lập khu vực đổi mới sáng tạo 3.700ha, có đô thị đại học, công viên phần mềm

(VNF) - Phân khu Đổi mới sáng tạo là trung tâm đào tạo gắn với khu đô thị đại học, trung tâm đổi mới sáng tạo, công viên phần mềm, đồng thời bổ sung trung tâm y tế cấp vùng…

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban chỉ đạo đề án trung tâm tài chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban chỉ đạo đề án trung tâm tài chính

(VNF) - Theo Quyết định ngày 15/9 của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. Phó trưởng ban là Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.