Ngắm 18.000 cổ vật tại Bảo tàng Đông Dương nổi danh Đất Cảng

Nguyễn Kim - Thu Hà - 13/04/2025 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.

Bảo tàng Văn hoá Nghệ thuật Đông Dương (thành phố Hải Phòng) hiện đang lưu giữ và trưng bày khoảng 18.000 hiện vật với niên đại từ hàng trăm năm cho đến hàng ngàn năm tuổi. Đây là bảo tàng tư nhân được gây dựng bởi niềm đam mê lịch sử và tình yêu văn hoá, mong muốn lưu giữ nét đẹp văn hoá của ông Cao Văn Tuấn.

Cùng VietnamFinance khám phá toàn cảnh bảo tàng tư nhân này.

Chủ bảo tàng có một niềm đam mê mãnh liệt với văn hóa nghệ thuật. Ông bắt đầu sưu tập cổ vật và các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ khi đang ở độ tuổi đôi mươi. Đến năm 2022, ông đã tự mình dành thời gian, công sức, thiết kế đưa vào vận hành Bảo tàng Văn hoá nghệ thuật Đông Dương.
Bảo tàng có tên Đông Dương vì ở đây không phải Đông Dương về địa lý mà nó còn là nền văn hoá  Đông Dương. Tầng 1 được trưng bày với nhiều cổ vật như đồ gốm, tượng, phù điêu,...
Với một người yêu văn hoá từ "trong bụng mẹ", tên của bảo tàng cũng chứa đựng cả một câu chuyện đằng sau đó. Ông Tuấn hóm hỉnh chia sẻ về ý nghĩa tên của bảo tàng “Đông Dương”  đó là: “Bảo tàng quay hướng Đông, tôi thích mặt trời và thích hướng dương, nên đặt tên là Đông Dương”.
Ngoài những giá trị về biên sử, những hiện vật trong bảo tàng còn mang giá trị quan trọng "thông sử".Bộ sưu tập Gốm Bát Tràng từ Thế kỳ 18-19.
 Trống đồng niên đại TK 1-3 TCN, kích thước 28cm x 37cm với những điêu khắc tinh xảo.
Mặt trống đồng từ Thế kỳ 10-11 với kích thước 69 cm x 47cm, trên mặt trống đồng là hình ảnh con ếch. Hình hai con ếch cõng nhau, con dưới to, con trên nhỏ, mà các nhà nghiên cứu cho rằng đây chính là cảnh giao phối của loài lưỡng cư này.
Đồi lân Gốm Cây mai ở Thế kỷ 19 và Trái châu gốm Cây mai ở thế kỷ 19. Được biết, Gốm Cây Mai là dòng gốm lâu đời ở miền Đông Nam bộ. Đây là tên gọi chung cho các lò gốm sản xuất ở vùng đất Sài Gòn – Gia Định xưa do một số người Hoa xây dựng. Về sau có rất nhiều lò gốm được hình thành khắp Sài Gòn – Chợ Lớn .
Các sản phẩm gốm Bát Tràng những năm ở thế kỷ 19-20 như bình hoa, chậu,..
Bộ sưu tập Gốm Biên Hoà Nam Bộ những năm đầu Thế kỷ 20 với màu men đặc trưng, kỹ thuật trang trí hoa văn độc đáo gồm: đôn voi, tượng rắn thần nagaraja, bình gốm, ... 
Hình ảnh Bộ sưu tập bát, âu cơm,...ở triều Lý - Trần. 
Hình ảnh Phù điêu Rồng gốm Triều Lý và mảnh chum gốm triều Lý.
Bộ sưu tập lưỡi rùi đồng Đông Sơn niên đại khoảng 2500-2000 năm.
Bộ sưu tập gốm Hán Việt, niên đại TK 1-3 gồm: bát gốm, nồi gốm, cốc chén gốm, nhĩ bôi (dụng cụ uống rượu hình tai),..
Bình tháp xông tràm có nguồn gốc từ Huế được làm bằng chất liệu ngà voi từ thế kỷ 19 với kích thước 83 cm x39 cm.
Đây là lư hương và đôi nghê được sản xuất từ đất thó nung rơm từ thế kỷ 16-17.
Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương đã mang giá trị văn hoá với 4.000 năm lịch sử với nhiều hiện vật quý giá. Bảo tàng đã phối hợp cùng Sở Giáo dục, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch để phát triển quảng bá tới đông đảo người dân, học sinh về những giá trị văn hoá.
Cùng chuyên mục
Tin khác
Ngắm 18.000 cổ vật tại Bảo tàng Đông Dương nổi danh Đất Cảng

Ngắm 18.000 cổ vật tại Bảo tàng Đông Dương nổi danh Đất Cảng

(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.