'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Năm 2020 vừa qua, cuộc đua gia tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn ghi nhận một dấu mốc mới và ngân hàng tạo ra dấu mốc này là Techcombank.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 của Techcombank cho thấy tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi khách hàng (CASA) lên đến 44,3% thời điểm cuối năm 2020, tăng rất mạnh so với mức 32,9% cuối năm 2019.
Với việc áp dụng chính sách “zero fee” từ cuối năm 2016, CASA của Techcombank liên tục tăng, từ mức 20,7% cuối năm 2016 lên 22,4% cuối năm 2017. Tỷ lệ này tiếp tục tăng mạnh lên 27,1% vào cuối năm 2018, 32,9% vào cuối năm 2019 và đạt mức kỷ lục 44,3% vào cuối năm 2020.
Trước đây, hai ngân hàng đứng đầu về CASA trong hệ thống ngân hàng là Vietcombank và MB nhờ lợi thế đặc thù. Cụ thể, Vietcombank có lợi thế lớn trong các giao dịch của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, trong khi MB "bao" hầu hết các chi tiêu quốc phòng (cả chi tiêu tổ chức lẫn cá nhân).
Đứng trước nguy cơ bị Techcombank vượt mặt về CASA, MB cũng lao vào cuộc chiến này với chính sách "zero fee" áp dụng từ đầu năm 2020 và mới đây, Vietcombank cũng chính thức "tham chiến".
Nhìn vào chính sách mới của Vietcombank, có thể thấy rất rõ tham vọng nâng CASA của ngân hàng này.
Khác với các ngân hàng khác miễn phí giao dịch trực tuyến với hầu hết các loại tài khoản, Vietcombank lại tung ra 4 gói tài khoản giao dịch gồm: VCB-Eco, VCB-Plus, VCB-Pro và VCB-Advanced, với các chính sách miễn phí giao dịch trực tuyến khác nhau.
Vietcombank gắn trực tiếp số dư tiền gửi không kỳ hạn vào quyền lợi miễn phí giao dịch - một động thái với chủ đích rất rõ ràng là nâng tỷ lệ CASA toàn hệ thống.
Trước đó, không ít ngân hàng cũng tham gia vào cuộc chiến "zero fee" như TPBank, VIB, MSB và PvcomBank.
>>> Xem thêm: Vietcombank tham chiến, cuộc đua CASA đến hồi khốc liệt
Tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đạt 412,9 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1% so với cuối năm 2019. Vốn tự có đạt 37.727 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 24.393 tỷ đồng. Vốn điều lệ đạt 17.558 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế của SHB năm 2020 đạt 3.412 tỷ đồng, hoàn thành 104% kế hoạch cổ đông đề ra, tăng 12,8% so với năm trước. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 15,9%. NIM đạt 2,8%, tăng 0,8% so với năm 2019.
Trong năm 2020 SHB đã trích lập 4.534 tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu, trong đó phần lớn là nợ xấu của Habubank. Với các giải pháp xử lý nợ quyết liệt, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 1,71% vào cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ của SHB giảm xuống mức 1,6%, tỷ lệ nợ xấu và nợ bán VAMC giảm xuống dưới 3%, hoàn thành mục tiêu NHNN giao.
Việc tăng cường chi phí dự phòng của SHB cũng giúp cho tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại 31/12/2020 của SHB ở mức 70%, mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
>>> Xem thêm: Xử lý quyết liệt nợ, SHB giảm tỷ lệ nợ xấu kỷ lục về 1,71%
Tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2020 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2021 của Kienlongbank diễn ra tại TPHCM ngày 29/1, bà Trần Tuấn Anh – Thành viên HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Kienlongbank cho biết, ngay từ đầu năm ngân hàng đã đặt ra hàng loạt các mục tiêu trong năm 2021 như huy động thị trường là 50.295 tỷ đồng (tăng 16,52%); dư nợ cấp tín dụng là 44.600 tỷ đồng (tăng 28,47%); lợi nhuận trước thuế là 1.000 tỷ đồng; mạng lưới chi nhánh, phòng dịch trên cả nước là 150 điểm giao dịch (tăng 16 đơn vị).
Kế hoạch kinh doanh này của năm 2021 sẽ được Kienlongbank hoàn thiện và trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 xem xét thông qua.
Bà Trần Tuấn Anh chia sẻ, kết thúc năm 2020, tổng tài sản hợp nhất của Kienlongbank đạt 57.282 tỷ đồng, tăng 12,09% so với năm 2019; tổng huy động vốn đạt 52.071 tỷ đồng, tăng 12,22% so với năm 2019; dư nợ cấp tín dụng đạt 34.716 tỷ đồng, tăng 3,69% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Kienlongbank đạt 158.21 tỷ đồng, tăng 84,14% so với năm 2019.
Về tình hình nhân sự, ông Lê Khắc Gia Bảo xin từ nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT và đề cử ông Lê Hồng Phương giữ vị trí thay thế. HĐQT Kienlongbank đã họp và bầu ông Lê Hồng Phương giữ chức danh chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2018-2022 kể từ ngày 1/2/2021.
>>> Xem thêm: Kienlongbank thay tướng, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 684/NHNN-VP đề nghị các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Theo đó, toàn ngành chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình, tập trung chỉ đạo tổ chức tốt công tác điều hòa, cung ứng tiền mặt, đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt cho nền kinh tế cả về giá trị và cơ cấu mệnh giá; kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và dịch vụ đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, đảm bảo hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt; theo dõi, phát hiện, xử lý và khắc phục nhanh chóng các sai sót, sự cố phát sinh nhằm hạn chế thấp nhất các lỗi kỹ thuật
Văn bản cũng yêu cầu, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), kiểm tra các phương án dự phòng; theo dõi, giám sát chặt chẽ, kịp thời xử lý các sai sót, sự cố đảm bảo hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử hoạt động ổn định, an toàn.
Đặc biệt, văn bản cũng nêu rõ, ngành ngân hàng không tổ chức đi thăm, chúc Tết, tặng quà lãnh đạo cơ quan, đơn vị các cấp; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện ô tô, tài sản công đi lễ hội hoặc các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tế, lễ hội.
>>> Xem thêm: NHNN yêu cầu đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng dịp Tết Nguyên đán 2021
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 được các nhà băng công bố cũng đều cho thấy lãi thuần tín dụng tăng cao, cho dù mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh năm qua.
Đơn cử, tại ACB, kết thúc năm 2020, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 9.596 tỷ đồng, tăng 27,7% so với năm 2019 và vượt 25,7% kế hoạch. Kết quả này chủ yếu đến từ sự tăng trưởng cao của mảng cho vay, kinh doanh chứng khoán và ngoại hối, trong khi nguồn thu từ mảng dịch vụ đi xuống.
Tương tự, tại MB, hoạt động tín dụng cũng là mảng đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận ngân hàng. Cụ thể, trong năm qua, lợi nhuận sau thuế của MB đạt 8.262 tỷ đồng, cao hơn con số 7.822 tỷ đồng của năm 2019. Trong đó, thu nhập từ lãi cho vay đạt 24.383 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng.
Hay như Techcombank, doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm qua đạt lần lượt 27.000 tỷ đồng và 15.800 tỷ đồng, tăng tương ứng 28,4% và 23,1% so với thực hiện năm 2019.
Thu nhập lãi thuần năm 2020 của Techcombank đạt 18.800 tỷ đồng, tăng 31,5% so với năm 2019. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 28,8%. Thu nhập từ hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 7%, với khối lượng trái phiếu phát hành là 66.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, phí từ dịch vụ bảo hiểm giảm 11% so với năm 2019.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, sở dĩ các ngân hàng đạt lãi cao năm qua là do tỷ lệ NIM tăng cao khi chi phí đầu vào giảm mạnh, lãi suất cho vay ra có giảm nhưng chưa theo kịp đà giảm của lãi suất huy động.
Đánh giá diễn biến lãi suất trong năm 2021, ông Hiếu cho rằng, lãi suất cho vay vẫn khó giảm mạnh, cho dù lãi suất đầu vào có thể giảm thêm. Vả lại, cũng cần tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh, nếu tiếp tục được kiểm soát tốt thì cầu vốn của nền kinh tế mới tăng trở lại.
>>> Xem thêm: Ngân hàng lãi lớn nhờ… giảm lãi suất
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.