Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trao đổi với phóng viên, tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần cho biết, nguồn thu đến từ tín dụng của ngân hàng năm qua tiếp tục ở mức cao, chiếm không dưới 80% tổng nguồn thu với tỷ lệ NIM (biên lãi ròng) đạt 4%. Còn mảng dịch vụ kém “sáng” hơn trong bối cảnh thị trường chịu tác động của đại dịch Covid-19.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 được các nhà băng công bố cũng đều cho thấy lãi thuần tín dụng tăng cao, cho dù mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh năm qua.
Đơn cử, tại ACB, kết thúc năm 2020, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 9.596 tỷ đồng, tăng 27,7% so với năm 2019 và vượt 25,7% kế hoạch. Kết quả này chủ yếu đến từ sự tăng trưởng cao của mảng cho vay, kinh doanh chứng khoán và ngoại hối, trong khi nguồn thu từ mảng dịch vụ đi xuống.
Cụ thể, trong năm 2020, thu nhập lãi thuần - nguồn thu chính của ACB tăng 20,4% - mang về 14.582 tỷ đồng và chiếm hơn 80% tổng nguồn thu. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán kinh doanh tăng lần lượt 59,7% và 121,4%.
Đặc biệt, lãi thuần từ chứng khoán đầu tư đạt 732 tỷ đồng, tăng gần 126 lần so với năm trước. Lãi thuần tăng mạnh trong bối cảnh giá trị chứng khoán đầu tư do ACB nắm giữ liên tục mở rộng năm qua, đạt gần 63.400 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cuối năm 2019. Ngược lại, hoạt động dịch vụ chỉ mang về 1.695 tỷ đồng lãi thuần, giảm 10,6%.
Tương tự, tại MB, hoạt động tín dụng cũng là mảng đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận ngân hàng. Cụ thể, trong năm qua, lợi nhuận sau thuế của MB đạt 8.262 tỷ đồng, cao hơn con số 7.822 tỷ đồng của năm 2019. Trong đó, thu nhập từ lãi cho vay đạt 24.383 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng.
Bài toán đặt ra với Việt Nam lúc này là điều hành lãi suất phù hợp với thực tế thị trường, tức là phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các thành phần kinh tế để tránh rủi ro “bong bóng”, cho nên lãi suất quá thấp chưa hẵn đã tốt TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính - ngân hàng |
Điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh của MB năm 2020 là dòng tiền tiết kiệm tiếp tục chảy mạnh, bất chấp lãi suất huy động giảm sâu, trong đó tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/tổng tiền gửi của khách hàng (CASA) đạt 37% (115.194 tỷ đồng/310.960 tỷ đồng) - nằm trong nhóm cao nhất hệ thống ngân hàng. Trong năm qua, tín dụng của MB tăng 19% so với đầu năm (ngân hàng riêng lẻ tăng 18,8%).
Hay như Techcombank, doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm qua đạt lần lượt 27.000 tỷ đồng và 15.800 tỷ đồng, tăng tương ứng 28,4% và 23,1% so với thực hiện năm 2019, qua đó tiếp tục dẫn đầu thị trường về tỷ lệ CASA ở mức 46,1% và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ở mức 3,1%.
Thu nhập lãi thuần năm 2020 của Techcombank đạt 18.800 tỷ đồng, tăng 31,5% so với năm 2019. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 28,8%. Thu nhập từ hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 7%, với khối lượng trái phiếu phát hành là 66.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, phí từ dịch vụ bảo hiểm giảm 11% so với năm 2019.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, sở dĩ các ngân hàng đạt lãi cao năm qua là do tỷ lệ NIM tăng cao khi chi phí đầu vào giảm mạnh, lãi suất cho vay ra có giảm nhưng chưa theo kịp đà giảm của lãi suất huy động.
Theo ông Hiếu, trong năm 2021, tỷ lệ NIM có chiều hướng tiếp tục đi lên bởi các ngân hàng phải nới biên độ lãi suất huy động và cho vay trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng do cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Lợi nhuận thu về cao hơn, nhưng các nhà băng cũng phải dành nhiều nguồn lực hơn để trích lập dự phòng.
Đánh giá diễn biến lãi suất trong năm 2021, ông Hiếu cho rằng, lãi suất cho vay vẫn khó giảm mạnh, cho dù lãi suất đầu vào có thể giảm thêm. Vả lại, cũng cần tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh, nếu tiếp tục được kiểm soát tốt thì cầu vốn của nền kinh tế mới tăng trở lại.
“Mặt bằng lãi suất có thể giảm nhẹ ngay trong quý I này, còn sau đó như thế nào sẽ tùy thuộc vào tình hình của thị trường”, ông Hiếu nhìn nhận.
Thực tế, trong năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần giảm đồng bộ các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm từ 1,5-2%/năm, kéo mặt bằng lãi suất tiết kiệm giảm mạnh. Hiện tại, mức trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng đã giảm xuống mức 4%/năm, đối với kỳ hạn 6-13 tháng lãi suất cao nhất là 5,6%/năm.
Mặt bằng lãi suất được cho là sẽ còn giảm thêm khi Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đặt ra yêu cầu trong năm nay, các ngân hàng thương mại tiếp tục xây dựng kế hoạch kinh doanh theo hướng giảm lợi nhuận để dành nguồn lực giảm lãi suất cho vay, nhất là đối với khoản vay cũ, khoản vay trung - dài hạn…, để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, năm qua, các ngân hàng đều đưa ra gói tín dụng ưu đãi, nhưng không ít trường hợp chỉ là “hô khẩu hiệu”, trong khi triển khai trên thực tế rất mờ nhạt.
Theo ông Tú, hiện một số ngân hàng vẫn giữ nguyên lãi suất cũ với các khoản vay trung - dài hạn chưa đến kỳ trả nợ, khiến nhiều người dân phải đi vay với lãi cao. Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay lớn khi lãi suất huy động bình quân chỉ 3-5%/năm, nhưng có những khoản vay vẫn treo lãi suất 9-10%/năm.
“Trong khi Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần giảm lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho các nhà băng có nguồn vốn đầu vào giá rẻ, thì không có lý do gì các ngân hàng cho vay lãi suất cao. Đây là cơ hội giảm lãi suất cho vay với khách hàng, chứ không phải để ngân hàng hưởng lợi”, ông Tú nhấn mạnh.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt cũng đưa ra nhận định, lãi suất huy động đang ở gần mức thấp nhất lịch sử, nhưng lãi suất cho vay vẫn chưa giảm tương ứng nên có thể giảm thêm. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí đi vay, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh kinh tế phục hồi.
Ở một góc nhìn khác, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng nhìn nhận, bài toán đặt ra với Việt Nam lúc này là điều hành lãi suất phù hợp với thực tế thị trường, tức là phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các thành phần kinh tế, từ bên gửi tiền, bên vay tiền, đến các ngân hàng và cả câu chuyện điều hành vĩ mô, lạm phát... để tránh rủi ro “bong bóng”, cho nên lãi suất quá thấp chưa hẳn đã tốt.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.