'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
“Có những chỉ số tại VietinBank năm qua đã tốt hơn không chỉ so với hệ thống mà còn ở tầm khu vực”, ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cho biết tại buổi gặp gỡ báo chí gần đây.
Đó cũng là một trong những điểm góp phần lý giải ngân hàng này có sự trở lại ấn tượng trong năm 2020, năm mà các yếu tố nền tảng và bối cảnh nền kinh tế không nhiều thuận lợi như giai đoạn trước.
Giai đoạn 2011-2016, VietinBank khẳng định vị trí đầu tàu hệ thống một cách toàn diện, về quy mô thị phần tổng tài sản, về lợi nhuận vượt trội so với các ngân hàng thương mại (NHTM) còn lại. Kết quả này đi cùng với tốc độ tăng trưởng hai chữ số mỗi năm ở các chỉ tiêu chính.
Nhưng, tăng trưởng có giới hạn, thiếu lực đẩy bổ sung, nội tại bộc lộ những vấn đề cần xử lý, VietinBank chậm lại và bước vào quá trình tự tái cơ cấu. Và phải sau ba năm, với kết quả kinh doanh vừa công bố, VietinBank đánh dấu hướng trở lại với nhiều khác biệt từ năm 2020.
Khác biệt, trước hết ở điều kiện và bối cảnh. Tiên quyết là vốn, sau khi yêu cầu tăng vốn điều lệ đặt ra căng thẳng từ năm 2016, đến 2020 lực đẩy này vẫn chưa thể bổ sung. Thứ nữa, bối cảnh khó khăn chung rõ ràng, đại dịch Covid-19 khiến môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực.
Thực tế trên phản ánh rõ ở một số chỉ tiêu cơ bản của VietinBank năm qua. Hai chỉ tiêu quan trọng nhất không còn tốc độ hai chữ số như giai đoạn trước, cũng là đặc điểm chung toàn ngành. Cụ thể, tăng trưởng tổng tài sản chỉ ở mức hơn 8%, tăng trưởng tín dụng chỉ 8,6% so với cuối 2019.
Thế nhưng, kết năm 2020, VietinBank đạt lợi nhuận hợp nhất trước thuế 17.070 tỷ đồng, tăng trưởng tới 44,9% so với cùng kỳ năm trước. Cân đối với hai chỉ tiêu lực đẩy trên cho thấy chênh lệch rất lớn: tổng tài sản và tín dụng tăng trưởng thấp hơn nhiều so với lợi nhuận.
Theo đó, một mặt cho thấy động lực đã không còn dựa nhiều vào cho vay (đáng chú ý là năm qua VietinBank đã giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng với giá trị gần 5.000 tỷ đồng); mặt khác cho thấy ngân hàng đã tối ưu hóa chất lượng tài sản, tạo động lực ở các cấu phần khác.
Như trên, ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch hội đồng quản trị VietinBank, nhấn mạnh đến các chỉ số đã tốt hơn và điều này góp phần lý giải cho kết quả lợi nhuận, cũng như chênh lệch mức tăng trưởng ở các cân đối cơ bản đó.
Điển hình ở chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) tiếp tục giảm mạnh từ gần 38% năm 2019 xuống còn 35,5%. Tỷ lệ này đang ở mức tối ưu trong hệ thống NHTM Việt Nam, khi nhiều thành viên khác vẫn quanh 40%, đặc biệt là với quy mô lớn hàng đầu hệ thống như VietinBank (về tổng tài sản và nhân sự).
Nhiều tập thể, cá nhân VietinBank được khen thưởng các danh hiệu cao quý.
Hay ở một chỉ tiêu quan trọng khác, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngân hàng đã tăng tới 15% năm qua, cao hơn tốc độ huy động chung, tiếp tục góp giá trị pha loãng chi phí huy động vốn, tối ưu chi phí đầu vào và phản ánh kết quả của chiến lược phát triển dịch vụ, gia tăng tệp khách hàng bán lẻ.
Ở hướng bán lẻ và phát triển dịch vụ, kết quả trong năm 2020 cũng góp phần lý giải cho kết quả lợi nhuận tăng cao mà không dựa nhiều vào tín dụng, và thậm chí là giảm được lãi suất cho vay chia sẻ với khách hàng trong đại dịch. Cụ thể, thu nhập ngoài lãi của VietinBank năm qua tăng trưởng tới 32,5% so với năm 2019, qua đó lần đầu tiên trong lịch sử nâng tỷ trọng thu ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động vượt mốc 20%.
Với kết quả trên, VietinBank trở thành một trong số ít NHTM đã vượt xa chỉ tiêu đề án chiến lược phát triển ngành đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt vào tháng 8/2018: phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ trọng thu nhập phi tín dụng lên 12-13% tổng thu nhập.
Tối ưu hóa bảng cân đối, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, VietinBank trở lại ấn tượng trên nền không nhiều thuận lợi của năm 2020. Nhưng chỉ nhìn vào năm vừa qua để lý giải thì chưa đủ.
Trước đó, ngân hàng này đã phải quyết liệt tự tái cơ cấu, đặc biệt là quyết định giảm các chỉ tiêu tăng trưởng trong năm 2018 để tập trung xử lý triệt để các vấn đề tồn đọng. Khi mà lực đẩy vốn chưa được bổ sung, để tiếp tục phát triển thì ngân hàng cần một “quãng nghỉ”, cơ cấu lại tài sản sang các phân khúc sinh lời và hiệu quả hơn, giải quyết vấn đề nợ xấu để có thể nhẹ bước về sau.
Hướng xử lý này tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2020. Trong khi tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 1% thì VietinBank cũng đã tất toán toàn bộ nợ bán sang VAMC trước đây. Đáng chú ý, tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu chốt năm qua đã được nâng lên tới 130%. Theo đó, kết quả lợi nhuận được “chiết xuất” chặt chẽ hơn sau khi xử lý vấn đề nợ xấu và trích lập dự phòng.
Xử lý được để tiếp tục nhẹ bước. VietinBank cụ thể hóa luôn kết quả nối tiếp bằng việc chính thức áp dụng Basel II từ đầu năm 2021, theo thông tin từ ông Lê Đức Thọ tại hội nghị tổng kết vừa qua.
Tất toán xong nợ tại VAMC, áp dụng Basel II, tối ưu hóa bảng cân đối và đẩy mạnh phát triển dịch vụ, năm 2021 VietinBank còn có triển vọng cụ thể hóa lực đẩy mới qua kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ sau khi cơ chế đã được tháo gỡ trong năm 2020. Sự trở lại của đầu tàu hệ thống NHTM Việt Nam theo đó được kỳ vọng sẽ mạnh mẽ hơn nữa trong năm đầu tiên thực hiện kế hoạch trung hạn 2021-2023, và chiến lược phát triển 10 năm giai đoạn 2021-2030.
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2021 vừa qua, VietinBank khá thận trọng khi dự kiến chỉ tiêu tổng tài sản tăng trưởng khoảng 3% - 6%, tín dụng tăng trưởng khoảng 8% - 11%, nguồn vốn huy động tăng trưởng 10% - 12%, nhưng lợi nhuận dự kiến sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ với mức tăng trưởng có thể đạt tới 20%.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.