Ngân sách trung ương có khả năng hụt thu năm thứ 3 liên tiếp

Vĩnh Chi - 23/10/2017 14:34 (GMT+7)

(VNF) – Đây là nhận định của Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nêu ra tại báo cáo "Thẩm tra tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2017, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018".

VNF
Ngân sách trung ương có khả năng hụt thu năm thứ 3 liên tiếp

Cụ thể, Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhận thấy việc Chính phủ ước thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2017 vượt 2,3% so với dự toán là đã thể hiện những nỗ lực rất cao trong điều hành.

Tuy nhiên, số tăng thu so với dự toán chủ yếu là tăng thu của ngân sách địa phương, trong khi thu ngân sách trung ương ước khó đạt dự toán. Đây là năm thứ 3 liên tiếp ngân sách trung ương có khả năng hụt thu (năm 2015, ngân sách trung ương hụt thu 2.144 tỷ đồng, năm 2016 hụt thu 321 tỷ đồng).

"Điều này sẽ gây ảnh hưởng thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương khó được đảm bảo", báo cáo của Ủy ban Tài chính – Ngân sách nêu rõ.

Số thu nội địa có thể giảm so với dự toán, nếu…

Xem xét về cơ cấu thu ngân sách nhà nước, Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhận thấy, có một số vấn đề nổi lên.

Thứ nhất là về thu nội địa, ước cả năm chỉ tăng 2,1% so với dự toán. Đặc biệt, thu từ 3 khu vực kinh tế: doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài (FDI), doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể đều không đạt dự toán.

Khu vực doanh nghiệp nhà nước có số thu giảm mạnh nhất (-7,7%) so với dự toán. Bên cạnh nguyên nhân theo báo cáo của Chính phủ là do tiến trình cổ phần hóa, cơ cấu lại, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, còn do khả năng cạnh tranh, phát triển và chất lượng, hiệu quả hoạt động của khu vực này còn hạn chế.

Nhiều ý kiến cho rằng, số thu cổ tức, lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp nhà nước, tiền bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm đạt thấp hơn nhiều so với dự toán. Đặc biệt là thu bán vốn nhà nước mới chỉ đạt 16,7% nhưng Chính phủ vẫn ước thực hiện cả năm đạt 100% kế hoạch là rất khó khăn.

"Điều này thể hiện việc phối hợp triển khai kế hoạch thoái vốn nhà nước giữa các bộ, ngành hiệu quả chưa cao, sẽ ảnh hưởng đến việc cân đối, bố trí vốn thực hiện các dự án đầu tư trong những tháng cuối năm 2017".

Ngoài ra, nếu loại trừ khoản thu tiền sử dụng đất, thu cổ tức, lợi nhuận còn lại sau thuế, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp và thu xổ số kiến thiết, thì số thu nội địa có thể còn giảm so với dự toán.

"Kết quả giám sát thực tế cho thấy, số thu nội địa giảm, một mặt, đã phản ánh khả năng phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế còn chậm, thu từ nội tại nền kinh tế chưa bền vững và thiếu tính ổn định; mặt khác là do số thu từ khu vực sản xuất giao cho một số địa phương cao hơn so với thực tế, như thu từ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô của tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc… Bên cạnh đó, việc xử lý nợ đọng thuế, tuy đã được triển khai quyết liệt, nhưng số thuế nợ đọng vẫn còn lớn (khoảng 73,9 nghìn tỷ đồng tính đến hết 30/9/2017) ", báo cáo nhấn mạnh.

Nếu loại trừ khoản thu từ tiền sử dụng đất, cổ tức, bán vốn tại doanh nghiệp nhà nước... thì thu nội địa có thể giảm so với dự toán

Về thu từ dầu thô, ước cả năm vượt 5.200 tỷ đồng so với dự toán. Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, trên cơ sở báo cáo của IMF, giá dầu thô bình quân các Hợp đồng giao vào cuối sau năm 2017 có thể tăng cao hơn 9 tháng đầu năm, thì việc Chính phủ ước tính giá bình quân năm 2017 ở mức 53USD/thùng là tương đối thấp. Vì vậy, đề nghị cần theo dõi sát thực tế hơn để có biện pháp bảo đảm tăng thu cho ngân sách trung ương.

Về thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, Chính phủ ước cả năm đạt dự toán là tương đối thấp. Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, việc ước thực hiện có khả năng tăng thêm do kim ngạch xuất, nhập khẩu thường tăng vào dịp cuối năm, do đặc thù phục vụ dịp lễ, Tết.

Theo đó, Chính phủ ước bình quân 3 tháng cuối năm tăng thấp hơn so với ước thực hiện bình quân 9 tháng đầu năm là chưa thật hợp lý. Đề nghị Chính phủ giải trình rõ hơn tốc độ tăng thu xuất nhập khẩu những tháng cuối năm, đồng thời căn cứ tình hình thực tế, xác định chính xác số hoàn thuế giá trị gia tăng cho phù hợp, kết hợp với các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế xuất nhập khẩu quyết liệt hơn, phấn đấu thực hiện vượt khoản thu này so với dự toán.

Chậm giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm thứ 2 liên tiếp

Chính phủ ước thực hiện chi ngân sách nhà nước cả năm tăng 1,7% so với dự toán. Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, Chính phủ đã có nhiều đổi mới trong điều hành, quản lý chi ngân sách; nhiều khoản chi đã phát huy hiệu quả trong phạm vi dự toán được Quốc hội quyết định. Tổng chi ngân sách nhà nước tăng là do sử dụng dự phòng của ngân sách và nguồn tăng thu của ngân sách địa phương.

Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị Chính phủ lưu ý các vấn đề:

Một là, việc triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn còn lúng túng, công tác chỉ đạo chưa quyết liệt, dẫn đến công tác phân bổ, giao dự toán còn chậm, giao nhiều đợt (nhất là vốn đầu tư xây dựng cơ bản); nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu do phê duyệt chậm, nên triển khai giao rất chậm, đặc biệt còn 4/11 chương trình mục tiêu chưa được phê duyệt , gây áp lực trong việc triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm. Đề nghị Chính phủ giải trình rõ vấn đề này.

Hai là, tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ rất chậm so với cùng kỳ. Trong quản lý vốn đầu tư, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vẫn còn thất thoát, tiêu cực, lãng phí và nhiều vi phạm quy định của pháp luật.

Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, các nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư chậm nói trên đã được xác định rõ trong vài năm gần đây, nhưng chưa được tháo gỡ kịp thời, dẫn đến hệ lụy là trong bối cảnh nguồn lực đầu tư hạn hẹp, khả năng huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Việc nhiều bộ, ngành, địa phương đã được phân bổ, giao vốn, song lại chưa giải ngân hoặc tỷ lệ giải ngân quá thấp đã dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực đi vay, làm giảm hiệu quả trong đầu tư, tác động giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, giảm thu ngân sách nhà nước.

"Đây là năm thứ 2 liên tiếp xảy ra tình trạng này. Vì vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm và sớm có chế tài đủ mạnh nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực này", Ủy ban Tài chính nêu rõ.

Giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn chậm

Ngoài ra, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng cho rằng việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên đã chú trọng tiết kiệm, chỉ tăng 1,3% so với dự toán.

Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn lý do của việc chưa phê duyệt 4 chương trình mục tiêu; việc bố trí kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công rất thấp (chỉ 101 tỷ đồng/8.000 tỷ đồng); việc cụ thể hóa chính sách giảm nghèo đa chiều còn chậm dẫn đến năm 2017 và có thể cả năm 2018 vẫn chỉ thực hiện mục tiêu giảm nghèo về thu nhập; bố trí rất thấp hoặc chưa bố trí vốn cho việc thực hiện chính sách đặc thù đối với vùng dân tộc thiểu số và dân tộc thiểu số rất ít người.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

(VNF) - Ngày 30/5, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (HoSE: SHI) đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 (AGM 2024) với nhiều nội dung đáng chú ý.

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản hướng dẫn điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP. Biên Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đây là tiền đề để tỉnh hoàn tất thủ tục phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Biên Hòa và tiến tới giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại phân khu C4 thuộc dự án Aqua City.

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

(VNF) - Theo tuyên bố được đưa ra ngày 30/5, Grab và OpenAI đang hợp tác để xây dựng và triển khai các giải pháp AI cho hệ sinh thái của ứng dụng gọi xe công nghệ.

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

(VNF) - PwC đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc khi gã khổng lồ kiểm toán toàn cầu đã bị gần 20 công ty hàng đầu hủy hợp đồng kể từ khi bị cho là "dính líu" tới bê bối gian lận kiểm toán tại Evergrande.

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

(VNF) - Cổ phiếu PSH nhanh chóng giảm kịch sàn ngay sáng 30/5, sau khi con trai Chủ tịch nhận 'tráp phạt' từ UBCKNN vì hành vi thao túng, tạo cung cầu giả.

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

(VNF) - Sau 27 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, phát triển trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước. Bước vào giai đoạn phát triển mới, THACO cho biết sẽ tập trung kiến tạo “giá trị thật”, hướng tới phát triển bền vững trong từng ngành nghề.

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở nhằm tháo gỡ các vướng mắc.

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tính đến cuối tháng 5/2024, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ. Điều này được cho là đến từ sự hấp hẫn của thị trường BĐS Việt Nam, bất chấp những khó khăn trước mắt của thị trường.

Lotte Card ‘bơm’ thêm 68 triệu USD cho pháp nhân Việt Nam

Lotte Card ‘bơm’ thêm 68 triệu USD cho pháp nhân Việt Nam

(VNF) - Công ty thẻ tín dụng Hàn Quốc Lotte Card vừa hoàn tất đợt tăng vốn trị giá hơn 1.726 tỷ đồng (khoảng 68 triệu USD) cho pháp nhân tại Việt Nam là Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Lotte Việt Nam (LOTTE FINANCE). Đây là lần tăng vốn lớn nhất kể từ khi công ty bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2018.

Ngân hàng bán vàng trực tiếp cho dân: Lưu ý định danh và chống rửa tiền

Ngân hàng bán vàng trực tiếp cho dân: Lưu ý định danh và chống rửa tiền

(VNF) - Bán ngân hàng thương mại nhà nước đang tích cực chuẩn bị cho việc bán vàng miếng SJC từ ngày 3/6, không đặt mục tiêu lợi nhuận mà nhằm giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế. Giá bán theo giá nhà nước và được công khai trên website 4 ngân hàng.

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

(VNF) - Khu đất này có diện tích khoảng 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (Hà Nội), được giao cho Tập đoàn Bảo Việt để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT từ năm 2005.